Đáp: Theo
những dữ liệu mà bạn đã mô tả, thì chúng tôi xin xác quyết đó chính là kinh Báo
Ân Cha Mẹ. Căn cứ vào kinh Báo Ân Cha Mẹ thì sự phát triển của thai nhi trong
quá trình mang thai như sau: “Thai mang một tháng mới như hạt sương rơi trên
cỏ, tụ tán mong manh. Hai tháng mới như váng sữa. Ba tháng mới như huyết đọng.
Bốn tháng mới tụ hình người. Năm tháng mới có đầu, hai tay và hai chân. Sáu
tháng các giác quan mới khai tượng. Bảy tháng gân cốt lông da mới có. Tám tháng
mới có lục phủ ngũ tạng. Chín tháng mới thành thai nhi, hấp thụ nguyên khí của
mẹ mà sống. Qua tháng thứ mười mới khởi sự chuyển sinh” ( Kinh Báo Ân Cha Mẹ –
HT. Thích Trí Quang dịch, 1994).
Trước
hết, cần phải thấy rằng ngôn ngữ để chuyển tải chân lý của các sự vật, sự việc
trong mỗi thời đại có những điểm khác biệt nhau. Cùng một vấn đề nhưng có thể
có sự khác biệt trong cách trình bày, miễn làm sao người đọc có thể cảm nhận
sâu sắc chân lý của sự vật. Sự mô tả về hình dạng thai nhi trong kinh văn vừa
nêu nằm trong bối cảnh đó.
Mặc dù cách xa thời đại hôm nay, dù không có sự hỗ
trợ của phương tiện kỹ thuật hiện đại, nhưng với cái nhìn Tuệ giác, đức Phật đã
thấy rõ quá trình vận động và phát triển của mọi sinh linh trong quá trình
sống, tồn tại và phát triển của mình. Khám phá thể hiện qua đoạn kinh vừa nêu
đã phần nào mình chứng cho Tuệ giác vĩ đại của đức Phật. Vì lẽ, phát kiến đó
rất chính xác với những khám phá của khoa học kỹ thuật mà trước hết là của ngành
Y học hiện đại.
Theo
tạp chí Thuốc Và Sức Khỏe (số 43, trang 23 và số 52, trang 27, 1995) vào
ba tuần tuổi, phôi lớn cỡ 2mm, yếu tố vật chất được hình thành lúc đó rất giản
đơn nhưng tinh tế, bao gồm ba cơ phận cực kỳ nhỏ mà thuật ngữ gọi là có 3 lá;
từ cơ sở này, mọi loại mô sẽ được hình thành về sau.
Lúc này, trên mặt
của thai nhi vẫn còn phân hai do môt rãnh thần kinh chia cắt. Một tuần sau,
rãnh này sẽ khép lại. Mầm của các cơ quan chính từng bước phát triển. Có thể
nghe tim phôi đập. Vào cuối tuần thứ tư, gò mắt tự động sụp xuống, không còn
tiếp xúc với bề mặt nữa và biến thành một túi nhỏ: đó là thủy tinh thể tương
lai. Lớp da bao phần phía trước sẽ biến thành giác mạc. Vào ngày thứ 20, phôi
chỉ còn dính với một lớp võ thông qua một cuống nhỏ: cuống rốn.
Qua đó, tạo nên
sự trao đổi giữa thai và nhau. Vào khoảng tuần thứ năm, xuất hiện những cơ phận
(nhú, mầm) có dạng bàn (hình lập thể) và được phân thành ba đoạn: cánh tay,
cẳng tay và bàn tay cho chi trên; đùi, cẳng chân và bàn chân cho chi dưới. Vào
tuần thứ bảy, các nhú bàn tay dẹt ra, hằn rõ bốn rảnh để hình thành năm ngón
tay. Bàn chân cũng hình thành bằng cách ấy sau đó mấy ngày.
Vào khoảng
"tháng thứ năm của thai kỳ, những tế bào thần kinh sinh sản nhiều và định
cư ở những nơi nhất định; còn sau “tuổi bản lề” này, tế bào thần kinh vẫn tiếp
tục tăng trưởng và biệt hoá những phần tử định cư ấy cùng các tiếp hợp của
chúng” (Thuốc Và Sức Khỏe, 34, 24, 1985).
Như vậy, với những phát kiến của khoa
học đương đại, cụ thể hơn là với những tiến bộ trong lĩnh vực y học lại một lần
nữa khẳng định giá trị vĩnh hằng từ những lời dạy của đức Thế Tôn. Từ đây có
thể thấy, về lĩnh vực y học những quan điểm tương tự kể trên của Phật giáo có
một tác dụng nhất định trong việc khơi gợi những bước chân khám phá của các nhà
nghiên cứu, trong việc tìm kiếm lại những giá trị rất mực gần gũi và thân thiết
trong đời sống của chúng ta.
Trở
lại vấn đề thứ hai mà bạn hỏi, theo chúng tôi đã gọi là “mang thai” thì đã có
sự hiện diện của yếu tố “nghiệp thức” rồi. Theo Phật Giáo, chúng ta được sanh
ra từ cái bào thai hành động (Kammayoni). Chính hành động hay Nghiệp của ta
trong quá khứ là “cái bào thai nuôi dưỡng và tạo điều kiện” để tái sanh.
Lúc
thọ thai, chính Nghiệp tạo điều kiện cho thức đầu tiên làm nguồn sống cho thai
bào. Chính Nghiệp lực được tác tạo từ những kiếp quá khứ đã kiến tạo những sắc
thái tâm linh và sinh thể trong một hiện tượng vật lý sẵn có - tức tinh trùng
và noãn sào của cha mẹ - để cấu thành con người.
Đề cập đến vấn đề thọ thai,
trong kinh Trung Bộ, đức Phật dạy: "Nơi nào có ba yếu tố ấy hợp lại là mầm
sống khởi sanh. Nếu cha và mẹ gặp nhau mà không nhằm thời kỳ thọ thai của mẹ và
không có một chủng tử (Gandhabba) thì không có mầm sống. Nếu cha mẹ gặp nhau
trong thời kỳ thọ thai của mẹ mà không có sự phối hợp của một chủng tử
(Gandhabba) thì cũng không có mầm sống.
Nếu cha mẹ gặp nhau nhằm thời kỳ thọ
thai của mẹ và có một chủng tử thì có mầm sống, do sự phối hợp của ba yếu
tố”. Như vậy, đã gọi là “mang thai”, tức yếu tố nghiệp thức (từ bạn dùng
là thần thức) đã có mặt.
Nguồn tin: giacngo
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự