Đáp: Theo tôi, nếu họ muốn xả tang ngay thì mình cứ xả
tang cho họ không có gì trở ngại. Thật ra vấn đề cư tang, phải nói rõ, đây
không phải là tục lệ của Phật giáo bày ra. Tục lệ nầy bắt nguồn từ người Trung
Hoa. Vì người Trung Hoa đã có mặt lâu đời trên đất nước Việt
Căn cứ
theo sử liệu cho biết, thì họ đã xâm chiếm và cai trị đất nước Việt
Hơn nữa, trong thời kỳ Tam giáo đồng nguyên: Nho, Phật và
Lão, cả ba nguồn văn hóa nầy đều có sự sinh hoạt trộn lẩn hòa quyện với nhau một
cách rất chặt chẽ khắn khít.
Vì thế, nên việc cư tang đây là theo tập tục văn hóa của
Nho giáo. Theo Nho giáo chủ trương, thì con người phải lấy việc hiếu thảo làm đầu.
“Thiên kinh vạn quyển hiếu nghĩa vi tiên”. Nghĩa là ngàn quyển kinh hay vạn quyển
sách đều phải lấy việc hiếu nghĩa làm trước.
Cho nên, người ta cư tang với mục
đích là để bày tỏ nỗi lòng hiếu thảo của những người còn sống đối với người đã
chết. Vì họ quan niệm “sự tử như sự sanh”. Nghĩa là lúc còn sống đối xử với
nhau như thế nào, thì khi chết cũng phải đối xử như thế ấy. Xét thấy, việc chủ
trương lấy đạo hiếu làm nền xây dựng đạo đức nhân bản, nó rất phù hợp với nền
văn hóa của dân ta. Nên từ đó, người mình bắt mới chước làm theo.
Và cũng từ đó,
nó trở thành một phong tục tập quán lâu đời và truyền mãi cho đến hôm nay. Phải
nói, vấn đề cư tang, với thâm ý là người ta muốn biểu lộ tấm lòng chân thành của
người còn sống, hằng nhớ đến thâm ân của người đã khuất. Nhưng việc cư tang nầy,
hiện nay, ngưòi ta không còn giữ đúng như tục lệ ngày xưa nữa.
Xưa kia, con cháu phải để tang cho ông bà cha mẹ thời
gian ít nhất là phải hai năm. Nghĩa là phải qua cái lễ giỗ đại tường, thì
con cháu mới được xả tang. Và trong thời gian cư tang nầy, con cháu không được cưới
hỏi, vì người ta cho rằng đó là điều không tốt. Cho nên, đối với người đang cư
tang, họ kiêng cử đủ thứ.
Ngày nay, vì công việc làm ăn, học hành thi cử, hoặc
cưới hỏi, hơn nữa phần lớn ảnh hưởng theo nếp sống của người Tây phương, nên vấn
đề cư tang không trở nên gò bó theo tục lệ xưa. Phần nhiều là sau 49 ngày, tức
xong cái lễ chung thất, thì người ta xin xả tang. Không có ai chịu cư tang cho
qua cái lễ giỗ đầu.
Có người còn xin xả tang liền, sau khi mai táng hoặc hỏa
táng. Lý do là vì họ coi việc để tang là một việc không mấy may mắn trong những
việc như: cưới hỏi, thi cử, khai trương cửa tiệm, hoặc đi xa v.v…
Do đó, tục lệ cư tang tùy theo thời đại mà nó có sự
thay đổi. Vì thế, tùy theo yêu cầu ý muốn của tang quyến mà chúng ta làm theo,
thiết nghĩ, cũng không có gì là lỗi đạo sai trái. Vấn đề thời gian ngắn hay dài,
lâu hay mau không thành vấn đề nữa. Thật ra hiếu thảo hay không là ở nơi lòng
người.
Còn tang chế, cũng như các hình thức lễ nghi khác, tất cả chỉ là biểu lộ
cho tấm lòng của con người mà thôi. Điều quan trọng là việc hành xử của con người
có theo đúng lễ giáo đạo đức hay không? Đó mới là điều quan trọng đáng nói. Có
nhiều khi, ông bà cha mẹ mới chết, mà con cháu lại tranh chấp đấu đá tranh
giành hơn thua với nhau, hoặc giả sát sanh hại vật cúng tế linh đình. Việc làm
đó chỉ làm khổ cho người mới chết mà thôi, chớ không có ích lợi chi cả.
Nếu là người Phật tử thì chúng ta nên cẩn thận việc
làm nầy. Chúng ta phải hết lòng giúp cho hương linh của người mất chóng được
siêu thoát. Việc cúng kiến ta nên hạn chế tối đa, chỉ làm theo lễ nghi đơn giản
theo lời Phật dạy mà thôi. Nhất là không được sát sanh hại vật để cúng tế cho
người mất. Vì như thế, người mất sẽ mang trọng tội khó mà siêu thoát.
Tóm lại, chúng ta cứ làm theo ý muốn của họ, muốn xả
tang lúc nào cũng được. Theo tôi, việc làm nầy không có gì chống trái hay có lỗi
với người mất cả.
Tác giả bài viết: TK Thích Phước Thái
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự