Về phía chính
quyền có đại diện các ban ngành đoàn thể tỉnh, huyện và địa phương sở tại cũng đến
tham dự. Ngoài ra còn có sự hiện diện của chư tôn đức trong Thường trực BTS,
BĐD PG, các tổ đình tự viện trong và ngoài tỉnh cùng đông đảo tín đồ Phật
tử các giới.
Chùa Đại Quang còn
được gọi là chùa Minh Luân – ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời nhà Lý.
Theo sách Vũ
Trung tùy bút của Phạm Đình Hồ viết về lịch sử phúc thần xã Minh Luân
(Thôn Hòa Loan ngày nay), phúc thần Minh Luân giữ chức Nhập nội kiến hiệu
Thượng Thư. Ngài mang họ Cao được sắc phong Linh Thông Cảm ứng cương chính Đại Vương.
Sinh thời ngài là Kiến hiệu Thượng Thư nắm giữ chính sự nên còn được gọi là
quan Thừa tướng thuộc triều đại nhà Lý.
Cao Ngọc Châu –
con gái Ngài, khi còn trẻ tu tại gia. Khi về già bà dựng am Đại Bi phía Tây xã Minh
Luân hang ngày đèn hương tu niệm.
Sau khi Bà mất,
nhân dân địa phương xây dựng am Đại Bi thành chùa Đại Bi - tục gọi là chùa am
Ngọc Châu.
Khi được tái thiết
chùa am chỉ có 3 gian tiền đường nhỏ và 1 gian hậu cung do các cụ Thủ từ hàng
ngày hương đăng và quét dọn. Đến cuối thời Nguyễn chùa được đổi tên thành chùa
Đại Quang - dựa theo thế đất và phong cảnh phong quang hữu tình của chùa.
Trải qua hàng trăm
năm lịch sử và qua nhiều triều đại ngôi chùa Đại Quang vẫn tồn tại và là nơi
gửi gắm tâm linh của nhân dân quanh vùng.
Năm 1950 Thực dân
Pháp về càn quét và đóng bốt đã phá hủy toàn bộ ngôi chùa.
Khi hòa bình lập
lại, nhân dân Hòa Loan trở về quê tiếp tục làm ăn sinh sống. Lúc này do điều kiện
kinh tế khó khăn, nhân dân địa phương chưa thể xây dựng lại được ngôi chùa nên
khu đất chùa trở thành nơi canh tác nông nghiệp.. Thế nhưng trong tâm khảm
người dân Hòa Loan vẫn mong ngóng xây dựng lại ngôi chùa để nhân dân có nơi
sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa.
Đáp ứng nguyện
vọng đó, năm 1992, Ban hộ tự chùa Đại Quang được thành lập và chính thức kiến thiết
lại ngôi chùa Đại Quang trên nền chùa cũ. Mặc dù chỉ là ngôi chùa nhỏ nhưng đó
là cả một sự cố gắng cả tâm lực và vật lực của nhân dân địa phương.
Sau gần 20 năm,
đến nay, đời sống của nhân dân địa phương ngày càng được nâng cao. Đời sống tâm
linh cũng được phát triển. Ý thức cần có vị sư Trụ trì về hành đạo và hướng dẫn
giáo lý cho bà con Phật tử.. Nhân dân địa phương và các cấp chính quyền đã làm
đơn thỉnh sư gửi về Ban Trị sự tỉnh hội.
Xét tình hình thực
tế của địa phương và tỉnh hội – BTS tỉnh hội đã cử sư cô Thích Nữ Bảo Châu
- phó ban đại diện Phật giáo huyện Bình Giang về đảm trách trụ trì chùa.
Với sự nhiệt huyết
của một vị sư trẻ, sư cô Thích Nữ Bảo Châu đã không quản ngại khó khăn để về
nhận trụ trì chùa. Trước tình hình ngôi chùa đã quá xuống cấp, không đảm bảo an
toàn và đáp ứng nhu cầu tu học và sinh hoạt của bà con Phật tử. Sư cô trụ trì
cộng với sự đồng thuân của nhân dân địa phương đã lập dự án xây dựng lại ngôi
chùa Đại Quan khang trang và rộng rãi hơn với tổng giá trị lên đến trên 3 tỷ
đồng.
Trong buổi lễ, chùa
đã được sự ủng hộ công đức của nhiều cá nhân và doanh nghiệp, các nhà mạnh
thường quân đóng góp xây dựng.
Trước khi cử hành
nghi thức động thổ, TT Thích Thanh Vân thay mặt BTS tỉnh hội ban đạo từ sách tấn
sư cô Trụ trì và bà con nhân dân Phật tử địa phương. Trong bài nói chuyện TT
nói: “Tôi mong rằng: Sư cô Trụ trì sẽ phát huy tinh thần đoàn kết của
nhân dân địa phương góp phần cho Phật giáo Bình Giang ngày càng lớn
mạnh.....Không phải chỉ xây ngôi chùa to mà còn xây dựng được ngôi chùa tâm
linh trong lòng mỗi người dân Hòa Loan…”.
TT cũng bày tỏ sự
cảm kích của mình trước sự quan tâm của các cấp chính quyền đã tạo nhiều thuận
duyên cho Sư cô trụ trì và Ban hộ tự trong việc đồng thuận cho phép tái thiết
xây dựng chùa.
Kết thúc bài nói
chuyện TT thay mặt Ban hộ tự và sư cô trụ trì chính thức kêu gọi toàn thể nhân dân
địa phương các nhà hảo tâm hãy hằng tâm hằng sản cho Phật sự này sớm thành tựu
viên mãn.
Một số hình ảnh của buổi lễ:
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự