200 năm
đã trôi qua, hòn đá trắng lạ kỳ vẫn trơ trơ giữa sân chùa, vừa như một điểm
nhấn cho cảnh quan, vừa như một chứng tích lịch sử.
Chứng
tích lịch sử
Ngôi chùa
nằm ở phía Bắc thành Đồ Bàn, nay thuộc địa phận thôn Vạn Thuận (xã Nhơn Thành,
huyện An Nhơn, cách TP.Quy Nhơn gần 30km và cách quốc lộ 1A khoảng 100m). Du
khách đến vãn cảnh chùa nếu hỏi chuyện sẽ được các nhà sư ở chùa Thập Tháp kể
cho nghe những câu chuyện ly kỳ, huyền bí liên quan đến những dấu tích lịch sử
còn sót lại trong ngôi chùa cổ tự này.
Chuyện
kể rằng, hơn 200 năm trước đây, khi chúa Nguyễn Ánh chiếm được thành Hoàng Đế,
liền sau đó ông ta đã mở cuộc trả thù tàn khốc, nơi đổ máu đầu rơi nhiều nhất
chính là chốn kinh đô xưa. Lúc ấy, Nguyễn Ánh chiêu dụ những người trong hoàng
tộc nhà Tây Sơn ra đầu thú với lời hứa hẹn sẽ không trả thù; ai bị trọng tội
thì hình phạt cao nhất là đày vào miền Nam khai khẩn đất mới; ai có tài sẽ được
trọng dụng.
Để tránh
phải sống chui lủi “ngoài vòng pháp luật”, rất đông người có quan hệ dòng tộc
với nhà Tây Sơn ra trình diện. Nhưng ngay sau đó, Nguyễn Ánh trở mặt nuốt lời,
mang ra chém đầu bất kể già trẻ lớn bé “những kẻ thù xưa” rồi chôn tập thể. Đao
phủ của Nguyễn Ánh kỳ công đi khắp các vùng, rồi tìm được một hòn đá lớn màu
trắng tinh khôi mang về dùng để kê đầu các nạn nhân. Tảng đá ấy được đặt ngay
cổng thành Hoàng Đế, quân lính và đao phủ đưa nạn nhân lên đó mà chém. Hàng
trăm kiếp người đã từ giã cõi đời trên hòn đá này, nỗi oán hờn của người dân
với bạo chúa chất cao như núi.
Nỗi
oan khất, đau đớn của hàng trăm người như lặn vào tảng đá kia khiến sau đó, khi
đã xong nhiệm vụ hành hình, dù bao nhiêu quân lính cũng không thể nhích hòn đá
ấy rời khỏi chỗ đã giết những người vô tội. Truyền thuyết kể lại rằng, hàng đêm
người ta nghe trong tảng đá vẳng ra tiếng than khóc ai oán, người dân và cả quan
quân nhà Nguyễn Ánh không ai dám đi ngang nơi cổng thành.
Hòn đá kỳ lạ chất chứa căm hờn của hàng
trăm người dân đối với bạo chúa Nguyễn Ánh
Dân gian
thêu dệt nên câu chuyện, cứ đêm đêm hòn đá lại lăn lông lốc từ cửa kinh thành
đến đập vào cửa nhà từng viên quan có chức sắc, từ hòn đá phát ra lời đòi mạng
thống thiết. Cả vùng bất ổn, không chỉ những quan lại trong triều mà người dân
sống quanh thành (nay thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn) cũng sống không yên.
Quan lại sợ hãi, lập đàn cầu siêu giải oan nhưng đâu lại vào đấy.
Một
ngày nọ, vị cao tăng trụ trì chùa Thập Tháp đến thành xin được lập đàn cầu siêu
để giải nỗi oan khuất tày trời, lấy lại sự yên bình cho người dân trong vùng. Mừng
như bắt được vàng, quan quân trong triều đón tiếp vị sư rất long trọng. Sau 3
ngày đêm kinh kệ, vị sư xin được mang hòn đá kia về chùa Thập Tháp. Kỳ lạ thay,
lúc này chỉ cần 4 người khiêng nhưng hòn đá được chuyển đi nhẹ tênh, khác với
việc trước đó cả trăm quân lính hè nhau di chuyển đi mà đá không nhúc nhích.
Hòn
đá oán hờn
Các vị
sư trong chùa kể lại, hòn đá được mang về đặt cạnh cây thị cổ thụ 300 năm tuổi
nằm phía Nam tường thành của nhà chùa và được đặt tên là Hòn Đá Chém. Thế nhưng
đã về đến cửa Phật mà nỗi oan khiên trong Hòn Đá Chém vẫn còn vất vưởng.
Nhà sư
Mật Hạnh, người đã nhiều thập kỷ gắn bó với ngôi chùa kể lại, ngày xưa khi ông
mới đôi mươi, vào những đêm mùa đông, trong thời tiết âm u, có lúc ông loáng thoáng
nhìn thấy một phụ nữ mặc áo cụt trắng, quần đen bước ra từ hòn đá kia rồi đi
đến chỗ đặt tấm bia di tích của nhà chùa. Khi chó trong chùa sủa ran là bóng
người phụ nữ kia biến mất. Nhà sư Mật Hạnh cười: “Thực sự thì cũng không dám
khẳng định đó là ma hay chỉ là ảo ảnh. Cũng có khi do nghe nhiều truyền thuyết
về hòn đá quá nên tưởng tượng ra ma quái mà thôi”.
Thời
gian sau, vị cao tăng trong chùa có tên Phước Huệ một lần nữa chuyển Hòn Đá
Chém vào để ngay bậc tam cấp bước vào khu Phương Trượng của chùa. Đêm đầu tiên
chuyển hòn đá vào chùa, nhà sư Phước Huệ đang ngon giấc thì thấy có một vị mặc
trang phục võ tướng hiện hình nói rằng: “Ông ỷ là đệ tử nhà Phật nên phá nhà
tôi hả?”. Nhà sư Phước Huệ hét to một tiếng khiến tất cả sư đệ trong chùa đều
nghe thấy lao đến, mới biết sư phụ mình nằm mơ.
Cũng có thể đó chỉ là nội dung
những truyền thuyết được nghe trong ngày, đêm đến ám ảnh cả vào trong giấc
mơ.Người trogn chùa còn lưu truyền lại những câu chuyện ngày xưa, những đêm nhà
chùa tổ chức cúng hành binh, hành khiến hàng năm vào lúc nửa đêm 30 tháng Chạp,
rạng sáng ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán. Bàn thờ cúng được đặt ngay chánh điện,
nơi đặt Hòn Đá Chém bên dưới.
Trong mỗi
lần cúng, đến khi đổ 3 hồi trống chiến là tự nhiên có một dải lụa trắng, tỏa ra
ánh hào quang sáng rực xuất hiện bay lượn ngang chánh điện một lần rồi biến
mất.200 năm đã trôi qua, Hòn Đá Chém vẫn còn yên vị ngay cửa khu Phương Trượng
của chùa Thập Tháp, cao khoảng 40cm, dài 1,5m, rộng 1,3m, 4 góc được đẽo 4 nét
hoa văn đơn giản nhưng trải qua bao nhiêu vết bụi của thời gian, những hòn đá
vẫn giữ được màu trắng sáng tuyệt đẹp của loại đá trắng không tì vết. Nếu không
được kể chuyện về nó, thoạt trông không ai có thể ngờ trong hòn đá hiền hậu kia
đã chứa biết bao nỗi oan khuất của hàng trăm mạng người là nạn nhân của bạo chúa
Nguyễn Ánh ngày xưa.
Hòn đá
chứng nhân lịch sử, lại gắn liền với nhiều truyền thuyết như thế nhưng không được
thờ cúng, nay giản dị làm một bậc tam cấp cho người ta bước chân qua. Những nhà
sư trong triều cho biết, oan khuất rồi cũng đã đi qua. Ngày xưa khi dời hòn đá
từ cổng kinh thành về chùa, người ta cũng chỉ có mục đích mong mỏi lớn nhất là
làm dịu đi những oán hờn của người oan trái chứ không có mục đích dời hòn đá về
đây làm vật thờ cúng.
Đá lại
trở về với công dụng của đá, ngày ngày du khách bước chân qua để nhớ lại bài
học ngày xưa bạo chúa Nguyễn Ánh vì nuốt lời tàn độc nên cuối cùng đã phải trả
giá đắt khi vương triều lụn bại, phải nhận một cái chết tức tưởi và bị lịch sử
muôn đời coi như đối tượng “rước voi về giày mả tổ”. Hòn đá oán hờn ngày xưa
nay thành hòn đá hiền hòa, thành hòn đá xinh đẹp, thành hòn đá nâng niu bước
chân du khách.
Trong tất
cả những ngôi chùa ở miền Trung được xây cất từ thời các chúa Nguyễn, thì chùa
Thập Tháp là chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế. Chùa Thập Tháp là một trong 5 ngôi
chùa của tỉnh Bình Định được chép vào sách Đại Nam Nhất Thống Chí với lời đánh
giá: “Chùa này cùng chùa Linh Phong đều nổi tiếng là danh thắng”. Chùa được xây
dựng trên một gò tương đối rộng hình mai rùa có chu vi gần 1km gọi là Gò Thập
Tháp. Tên gọi này bắt nguồn từ chỗ nơi đây xưa kia có 10 ngọn tháp do người
Chàm xây để “yểm hậu” cho thành Vijaya.
Vào
năm Quý Hợi niên hiệu Chính Hòa thứ 4 nhà Lê (1683), một ngôi chùa khang trang
được hưng công xây dựng mà vật liệu chính là gạch đá lấy từ mười ngôi tháp Chàm
đã bị đổ. Cho đến ngày nay, trải qua nhiều lần trùng tu, tái tạo, cái cũ và cái
mới đan xen nhưng chùa vẫn giữ được tổng thể hài hòa, tôn nghiêm cổ kính. Năm
1990, Chùa Thập Tháp được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch)
công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Nguồn tin: PL & TĐ
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự