Trước tình hình đó, ngành y tế đã triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh, các Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế để thực hiện các giải pháp tuyên truyền, đẩy mạnh tiêm chủng, tăng cường các nguồn lực về đội ngũ cán bộ y tế, phương tiện vật tư hoá chất, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh sốt phát ban dạng sởi trên địa bàn, hạn chế tình trạng biến chứng và phải chuyển lên tuyến trên. Đến nay, tất cả các trường hợp sốt nghi sởi đều đã được chữa trị kịp thời, hầu hết bệnh nhân khỏi và ra viện sau 5-7 ngày điều trị, có 1 trường hợp biến chứng nặng phải chuyển tuyến.
Sau khi phân tích tình hình và nghe các ý kiến đóng góp của các ngành, kết luận buổi họp, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ: Lạng Sơn chưa xuất hiện dịch sởi, song đã có bệnh nhân sởi. Trong những năm qua và đầu năm 2014, công tác phòng chống dịch sởi luôn được quan tâm với tỷ lệ tiêm phòng mũi 1 đạt 99%, tiêm phòng mũi 2 đạt 73%, nên tỷ lệ trẻ nhiễm sởi thấp. Tuy nhiên, nguy cơ có dịch sởi là rất lớn. Để chủ động phòng chống, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể trong tuyên truyền người dân không chủ quan với bệnh sởi, chủ động đưa con em đi tiêm phòng sởi. Ngành y tế một mặt đẩy mạnh chiến dịch “tiêm vét” vacin phòng sởi, mặt khác đẩy mạnh truyền thông về bệnh này để người dân có kiến thức trong phòng, nhận biết bệnh; phối hợp tốt với ngành GD&ĐT để phổ biến kiến thức phòng chống bệnh sởi cho phụ huynh và giáo viên, nhất là cấp học mầm non, tiểu học; chuẩn bị tốt công tác hậu cần sẵn sàng để chống và ngăn chặn có hiệu quả khi bệnh lây lan thành dịch.
Nguồn tin: theo baolangson
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự