Hành trình kỳ lạ của một người Việt đến Tây Tạng (P 1)
Gặp Tổ sư trong núi lạnh
Vào một ngày rằm,
ông cùng Lạt ma Shamden (là vị Lạt ma được Pháp vương Tây Tạng cử đến ở cạnh
ông) ra một bờ suối lớn vùng phụ cận Lhasa. Suối này uốn lượn thông đến các dãy
núi cao và xa hút tầm mắt. Đến khúc quẹo vắng vẻ, ông tách ra đi dạo một mình
và đột nhiên cảm thấy đường đi quen quen, giống với con đường ông đã thấy trong
một giấc mộng trước đó.
Quanh co gần cả
buổi sáng, cuối cùng đến một hẻm núi vắng lạnh, bên trong có một người đang chờ
ông, đó là vị Tổ sư (chữ của ông dùng) sống ẩn dật lặng lẽ không biết đã bao
nhiêu năm ở đây.
Ông đảnh lễ ngài.
Ngài lấy một tấm đá có khắc mấy dòng chữ đưa cho ông bảo hãy nhận lấy để hành
trì pháp môn của Đức Bồ đề Đạt ma chính lý. Tiếp đó ngài đem yếu lý Tâm kinh
Bát nhã ba-la-mật-đa ra truyền: “Ôi nhờ ngài chuyển tư tưởng mở cả trí não của
bần đạo, làm cho bần đạo đoạt lý tâm kinh, mới biết đó là đại thần chú của tam
thế chư Phật. Đảnh lễ cảm ơn giáo hóa. Ngài cười rồi đứng dậy rờ đầu bần đạo
rằng: Nhân duyên trong đạo nhiều kiếp qua rồi, nay gặp nhau cũng còn dìu dẫn.
Bông ưu đàm nải búp (đơm nụ) chẳng bao lâu sẽ trổ...”.
Trong khoảng thời
gian nhanh chưa đầy một búng ngón tay, ngài vẽ một bông sen trong lòng bàn tay
phải của ông, nói: “Kinh (mang) tên bông này (ngươi) có tụng đọc mà chẳng đoạt
lý hay sao?” (Kinh Diệu pháp liên hoa - tức Pháp Hoa).
Tháp tròn tại chùa Tây Tạng (Bình Dương) tạo hình theo
phong cách mỹ thuật Tây Tạng - Ảnh: Giao Hưởng
Ngài lại “móc một
cục đất dưới chân (đất mềm) nắn ra hình một cái chén, đoạn thổi một hơi khô
queo. Ngài hỏi cái chi? Bần đạo đáp: Đất...”. Ngài khen: “Đúng lắm... trước nó
là đất, bây giờ ra hình là cái chén”. Có ý bảo rằng: Đất có thể tạo nên nhiều
thứ đồ dùng hình trạng khác nhau như chén, đĩa, bát, bình hoa... Nhưng cái thể
chung nhất của các thứ đồ vật ấy vẫn là đất thôi. Người có con mắt đạo nhìn
xuyên qua những hình tướng sai biệt bên ngoài để thấy cái “đồng nhất”, cái
“nhất thể”, cái “nguyên sinh” của vạn vật, vốn không hai, không khác. Nếu có
cái hai, ba, bốn, năm và nhiều vô lượng nữa thì vẫn chỉ là những “hoa đốm trên
không” rốt cuộc sẽ bị hoại diệt như kinh Kim Cương chỉ rõ: “Phàm sở hữu tướng
giai thị hư vọng”.
Nghĩa là phàm thứ
gì có tướng trạng (như con người, các loài vật, nhà cửa, bàn ghế, cây cối, núi
non, rừng rậm, tinh tú, các thiên hà) đều phải theo thời gian hư hoại. Từ nghĩa
đó, Tổ nhìn thẳng vào ông chuyển trí để ông “thấu đáo kinh Kim Cương nghĩa lý
nhiệm màu” và kêu lên: “Ôi! Tu trong mấy kiếp, đoạt lý một giờ...”.
Trở về nhà,
ông không kể lại gì về chuyện mình đã gặp Tổ sư, mãi đến trước ngày rời Lhasa
khoảng nửa tháng ông mới hỏi Samdhen: “Này huynh, vậy chớ huynh có biết hướng
nam nơi dãy núi từ Bumpari chạy dài theo mé suối lớn có vị đại đức Lạt ma nào
ẩn dật tu hành nơi ấy chăng?”. Samdhen đáp: “Khi tôi còn nhỏ trong khoảng 9 năm
trời ở tại chùa Dzêsbung tôi đã nghe nói có nhiều vị đại Lạt ma ẩn dật trong
hang núi để tu hành cao pháp (pháp tối thượng) nhưng ít ai gặp đặng các ngài...
nhưng làm sao thầy biết vậy mà hỏi tôi?”.
Ông đáp: “Nếu tôi
không biết thì làm sao hỏi huynh đặng (...) tôi có đến gặp đại lão Lạt ma,
người thông tiếng Hindou lắm”. Samdhen nài nỉ hỏi vị đại lão Lạt ma ấy nói gì.
Ông bộc bạch thiệt tình: “Có, nhưng tôi không thể nói lại cho huynh hiểu... Vì
nghe qua thì hiểu, mà nói lại thật khó lắm!”.
Về lại Việt Nam
Sau hơn 5 tháng ở
Đến chân dãy Himalaya,
ông theo các tuyến xe lửa đi thấp dần xuống đồng bằng có nắng và đặt chân vào
đất Ấn Độ, tới Calcutta, rồi xuống tàu đi Ceylon, hồi tưởng mới ở đỉnh núi
tuyết lạnh lẽo, bây giờ tựa như chớp mắt ngủ dậy “sáng ra đã thấy biển mênh
mông” quanh mình. Lên bờ, ông ra mắt “giáo chủ tại Đại học đường Pali” và nhận
thêm một pháp danh tiếng Pali nữa: Manjusri (Manhgiusshri). Qua chuyến đi, ông
ghi nhận tượng ngài Di lặc thờ ở Ấn Độ (và ở Tây Tạng) có khác với tượng Di lặc
đang thờ ở Việt
Về lại Việt Nam,
trong sáu năm từ 1944-1950, Lạt ma Thubten Osall Nguyễn Tấn Tạo (tức thiền sư
Nhẫn Tế - Minh Tịnh) đã dịch bộ Lăng Nghiêm tông thông (do Nam Nhạc Tăng Phụng
Nghi soạn), sau này được ấn hành bởi Thành hội Phật giáo TP.HCM, năm 1997, gồm
hai tập, 1.463 trang (tái bản trọn bộ bởi NXB Tôn Giáo - Hà Nội 2002).
Nguồn tin: Thanh Niên
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự