“Bộ
Bách khoa Toàn thư về Âm nhạc và Văn hóa Phật giáo” sẽ biên soạn lại các nguồn
sử liệu âm nhạc Phật giáo ở Trung Quốc cũng như lễ nhạc tôn giáo hiện nay. Với
sự tham gia của hầu hết các văn nghệ sỹ nổi tiếng trong lĩnh vực âm nhạc Phật
giáo trên khắp Trung Quốc và với sự vận dụng nhiều phương tiện kỹ thuật tiên
tiến, dự án này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát triển, và
phát huy âm nhạc và văn hóa Phật giáo tại Trung Quốc.
Chư Tăng Tây Tạng biểu diễn âm nhạc Phật
giáo tại Lễ hội Văn hóa Phật giáo Ngũ Đài Sơn lần thứ IV năm 2007 được tổ chức
tại tỉnh Sơn Tây (Shanxi), miền bắc Trung Quốc.
Theo
ban biên soạn, bộ sách bao gồm các chương về âm nhạc và văn hóa Phật giáo đời
Hán, Phật giáo Tây Tạng, và Phật giáo Nguyên Thủy. Yuan Jingfang là
trưởng ban biên soạn bộ bách khoa âm nhạc và văn hóa Phật giáo, đồng thời cũng
là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Âm nhạc và Văn hóa Phật giáo thuộc Nhạc viện
Trung Ương Trung Quốc cho biết, từ thời cổ đại, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều
công sức, tiền của vào công tác nghiên cứu, phân loại âm nhạc và văn hóa Phật
giáo. Dù vậy, cho đến thập niên 30 của thế kỷ 20, việc nghiên cứu âm nhạc Phật
giáo vẫn không có thống kê, báo cáo hoàn chỉnh, Yuan Jingfang nói thêm.
Chư Tăng chùa Fanyin, Ngũ Đài Sơn trình
diễn âm nhạc Phật giáo tại Lễ hội Văn hóa Phật giáo Ngũ Đài Sơn lần thứ IV năm
2007.
Theo
soạn giả Yuan Jingfang, công tác nghiên cứu âm nhạc Phật giáo Trung Quốc trong
thời cổ đại đặt trọng tâm vào việc sưu tầm và viết các tài liệu có tính sử học
liên quan đến nguồn tư liệu chuẩn xác về bon bai - nghi thức tán tụng của giới
Phật tử trong thời kỳ Phật giáo nhà Hán.
Chư Tăng chùa Nanshan, Ngũ Đài Sơn biểu
diễn âm nhạc Phật giáo tại Lễ hội Văn hóa Phật giáo Ngũ Đài Sơn lần thứ IV năm
2007.
Giai
đoạn giữa thập niên 30 và nửa thập niên 50 là giai đoạn đầu tiên của âm nhạc
Phật giáo đương đại. Trong giai đoạn ấy, các nhạc sỹ Trung Quốc bắt đầu hướng
sự tập trung của họ sang lĩnh vực âm nhạc Phật giáo trong các hoạt động tôn
giáo dân gian. Trong thập niên 80, nhiều nhạc sỹ đã bắt đầu nghiên cứu lĩnh vực
âm nhạc Phật giáo, việc ghi âm và chuyển biên âm nhạc Phật giáo được thực hiện
trong các dịp lễ hội tôn giáo tại nhiều vùng ở Trung Quốc. Từ thập niên
90 cho đến nay, công tác nghiên cứu âm nhạc Phật giáo rất phát triển bằng việc
xuất bản nhiều sách âm nhạc Phật giáo và bằng nhiều chương trình giao lưu mang tính
học thuật trên khắp thế giới.
Nguồn tin: Thích Minh Trí biên dịch theo mzb.com.cn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự