Y lời
thầy dặn, chị Hiền đặt mua bàn thờ đúng kích cỡ, không dám sai một li. Thế
nhưng, vừa bước vào nhà làm lễ, thầy đã trách: "Ô hay, bàn thờ bé thế này
làm sao kê đủ bát hương?", đoạn thầy lôi trong túi ra 3 bát hương to như
miệng vại.
Cả
bàn thờ chỉ để được bát hương to nhất. Hai bát hương còn lại thầy bỏ góc nhà,
bảo "để đấy lúc nào cần thì lấy mà dùng". Nghe thầy nói chị cũng ậm ừ
cho qua chuyện, rồi lặng lẽ lên lầu thay đồ chuẩn bị xuống làm lễ.
15
phút sau xuống nhà chị đã thấy thầy ngồi vắt vẻo trên giường, bảo làm lễ xong
xuôi hết rồi. Chị Hiền giật mình hỏi lại: "Chết, thầy đã biết tên, tuổi,
ngày tháng năm sinh, địa chỉ của nhà con đâu mà làm lễ", thầy đáp gọn lỏn
"đã hỏi osin rồi".
Lúc
đấy chị tưởng mình có thể nổi xung lên với thầy, nhưng lại sợ phạm thần thánh,
nên thôi, chả nhẽ lại cãi tay đôi. Chưa hết, thầy bảo đưa thêm 3 triệu đồng nữa
khiến chị ngỡ mình nghe nhầm, bởi trước đó đã đưa cho thầy một triệu đồng.
"Cúng
bái thì không sớ má gì, không chuông mõ, không xem giờ giấc, đồ lễ thầy mua
cũng chỉ mấy thẻ hương, chục tiền vàng, 2 cây lá ngọc cành vàng... mà đến 3
triệu. Nói ra thì bảo tổ tiên bỏ quá cho, mình có muốn thế đâu. Không may gặp
đúng ông thầy cúng tham lam, bịp bợm, ''tiền mất, tật mang''", chị Hiền thở
dài kể.
Cũng
dở khóc dở cười vì mời nhầm thầy "dỏm" như chị Hiền, anh Hùng (Bắc
Ninh) lại thấy xấu hổ vì thầy vòi tiền quá tự nhiên.
Nghe
bạn bè bảo đấy là thầy cao siêu lắm, nhìn thấy khấn vái, sớ má cũng đầy đủ, bài
bản nên hai anh chị thấy yên tâm trong buổi lễ tân gia. Đến khi cúng xong, coi
như là tấm lòng thành, vợ anh đưa phong bì cho thầy trong đó có 2 triệu đồng
coi như trả công. Ai dè, vừa cầm vào tay, thầy thản nhiên mở trước mặt mọi
người, bĩu môi: "2 triệu thì không đủ".
"Không
biết nói câu gì, lại không có sẵn tiền ở nhà, tôi đành nhờ bạn trên đường đưa
thầy về thì trả hộ. Nghe cậu ấy kể trên xe thầy cứ càu nhàu nói xấu gia đình
tôi đủ điều thế là cậu ấy đành tìm một máy ATM rút 2 triệu đưa ngay cho yên
chuyện. Lúc đấy thầy mới thoải mái, vui vẻ nói chuyện như chưa hề có chuyện
gì", anh Hùng kể lại.
Chị
Hoài (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng trong tình huống khó xử. Vừa mua nhà mới, vợ
chồng chị đã tính chuyện nhờ thầy cúng lập bát nhang, nhưng khi bắt tay vào
việc, thầy lại nhờ bà bạn viết sớ hộ, mà lại viết bằng tiếng Việt, chứ không
phải chữ Nôm hay chữ Hán.
Sau lần đó, thấy cách làm của thầy không được chuyên nghiệp, thiếu sự tận tâm
và xuềnh xoàng, chị không theo thầy nữa mà tìm đến một ngôi chùa ngay cạnh nhờ
sư trụ trì nhập trạch và bốc bát hương cho. Mọi việc đều diễn ra suôn sẻ.
Thế
nhưng mấy hôm sau, đi chợ chị vô tình gặp ông thầy cúng kia thì ông nói đã bốc
bát hương cho nhà chị rồi. "Tôi rất lo vì nhà đã có 3 bát hương do sư thầy
bốc, giờ mà lấy thêm nữa thì không biết để đâu. Mà không lấy thì không được,
chả nhẽ lấy về rồi đem thả sông Hồng", chị Hoài nói.
Với người Việt, việc bốc bát hương là vấn đề tâm linh nên mọi gia đình rất thận trọng, bởi theo nhiều người là liên quan đến phúc, họa việc làm ăn của cả nhà. Thế nhưng cũng không ít kẻ lợi dụng niềm tin này để trục lợi, khiến các gia chủ gặp phải những cảnh dở khóc dở cười khi nhờ phải thầy không ra gì.
Nguồn tin: theo (Nguồn: VnExpress)
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự