Tuy nhiên, trong khoảng 3 năm trở lại đây không còn
như vậy nữa. Công tác XKLĐ trở thành một vấn đề thực sự nan giải và khiến cho
những người làm công tác này luôn cảm thấy trăn trở trong việc tìm hướng vực dậy
công tác XKLĐ của địa phương.
Trao đổi với phóng viên, chị Lý Thị Thuỷ, Trưởng phòng
LĐTBXH huyện cho biết: Từ năm 2008 trở lại đây, do biến động lớn của nền kinh tế
thị trường, ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các công ty nên công việc của phần
lớn lao động (LĐ) Việt Nam, trong đó có LĐ của tỉnh ta gặp khó khăn, dẫn đến
tình trạng thiếu việc làm, giãn nợ.
Chính vì thế, nhiều LĐ đã phải về nước trước
thời hạn. Tại huyện Lộc Bình có đến khoảng 90% LĐ về nước trước thời hạn là do nguyên
nhân không có việc làm. Hiện nay, chỉ còn khoảng 20 LĐ tiếp tục LĐ ở nước ngoài
theo hợp đồng, một số ít gia hạn thêm thời gian LĐ. Trong số các trường hợp đi
XKLĐ không phải ai cũng được làm việc theo đúng hợp đồng LĐ đã ký.
Tại thị trấn
Lộc Bình có một vài trường hợp như vậy. Cụ thể, trong hợp đồng là sang nước
ngoài làm đồ nhựa nhưng sang đó lại lên rừng khai thác gỗ, công việc cực kỳ vất
vả. Đã vậy lại như bị giam lỏng, suốt ngày đêm ở trên rừng, tới bữa có người
đưa đồ ăn đến khi không chịu nổi nữa thì họ bỏ về…
Từ tình hình thực tế đó mà
công tác tuyên truyền, tư vấn XKLĐ gặp nhiều khó khăn, trong năm 2008 địa phương
chỉ có 1 trường hợp đi XKLĐ tại Hàn Quốc, từ năm 2009 đến nay, chưa có thêm trường
hợp nào đi XKLĐ.
Tìm hiểu về số LĐ trở về trước thời hạn, hiện nay còn
có 105 trường hợp nợ tiền vay Ngân hàng Chính sách xã hội. Tuy nhiên, số tiền nợ
của mỗi trường hợp cũng không còn nhiều, phần lớn trong quá trình LĐ tại nước
ngoài, các trường hợp này cũng đã gửi tiền về cho gia đình trả nợ được một phần.
Song, dù số tiền nợ không còn nhiều nhưng do về nước trước thời hạn, hiện lại
không có việc làm nên nhiều LĐ gặp rất nhiều khó khăn.
Một số trường hợp đã
liên lạc với Công ty XKLĐ để thanh lý hợp đồng, nhưng phần lớn vẫn chưa thực hiện
được, sở dĩ như vậy là do họ không nắm được thông tin, mặt khác cũng không chủ
động liên hệ, báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nước về công tác LĐ việc làm là Phòng
LĐTBXH huyện.
Từ thực tế trên cho thấy, không những địa phương không
đưa được trường hợp nào đi XKLĐ mà trên địa bàn cũng không có công ty tư vấn về
XKLĐ nào đến địa phương để tư vấn, hướng dẫn, tuyển dụng LĐ.
Vì vậy, công tác
XKLĐ vốn đã khó khăn lại càng thêm phần nan giải hơn. Theo chị Thuỷ cho biết,
trước đây chủ yếu là công ty Sona của Bộ LĐTBXH đến tư vấn, tuyển dụng nhưng hiện
nay cũng không thấy đến nữa, có lẽ do khó khăn chung của nền kinh tế thị trường
ảnh hưởng đến công tác XKLĐ của cả nước nói chung, tỉnh Lạng Sơn nói riêng.
Chính vì lẽ đó, địa phương đã đẩy mạnh công tác tạo việc làm cho LĐ trong nước,
hàng năm thực hiện đạt chỉ tiêu của UBND huyện giao, tạo việc làm mới cho
500-700 LĐ, dạy nghề cho 500 LĐ, cho vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc
làm…
Từ những trăn trở trên, địa phương cũng đã và đang cố
gắng tìm hướng đi mới để từng bước khởi động lại thị trường XKLĐ trên địa bàn.
Nói về vấn đề này, chị Thuỷ cho rằng: để làm tốt công tác XKLĐ, ngoài những yếu
tố khó khăn từ khách quan mang lại thì chúng tôi xác định thời gian tới tiếp tục
làm tốt công tác tuyên truyền về một số thị trường LĐ, đặc biệt tuyên truyền về
một số thị trường LĐ mới, có nhiều tiềm năng, an ninh chính trị ổn định, công
việc phù hợp với chất lượng LĐ phổ thông của địa phương.
Phối hợp với các công
ty XKLĐ làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn, tuyển dụng thị trường LĐ phù hợp với
người LĐ có nhu cầu. Một trong những giải pháp để đẩy mạnh công tác XKLĐ của địa
phương có lẽ cần tăng cường đào tạo nghề cho LĐ phổ thông, để họ đáp ứng được
yêu cầu công việc trong môi trường công nghiệp hiện đại.
Nguồn tin: baolangson.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự