Đền Kỳ Cùng - Lạng Sơn

  •   22/01/2009 07:41:49 PM
  •   Đã xem: 2352
  •   Phản hồi: 0
Đối với du khách đến thành phố Lạng Sơn hành hương, du lịch thì hầu như đều biết đến di tích đền Kỳ Cùng. Bởi, di tích này không chỉ có cảnh trí hữu tình mà còn nổi tiếng về sự linh thiêng… Đền Kỳ Cùng nằm ở phía Bắc cầu Kỳ Cùng, có kiến trúc kiểu chữ Đinh, mặt quay về hướng Nam, nhìn đối diện sang bên kia sông là chùa Thành (Diên Khánh Tự). Nằm ở phường Vĩnh Trại, bên phía bờ bắc sông Kỳ Cùng. Đền được coi là nơi linh thiêng, vốn là nơi thờ thần Giao Long (thần sông nước) với nhiệm vụ giữ cho quanh năm mưa thuận gió hòa. Lịch sử của Đền còn gắn với truyện kể về quan lớn Tuần Tranh, được triều đình nhà Trần cử lên trấn thủ ở Lạng Sơn, trong thời gian ở tại Lạng Sơn,

Bắc Lệ, một trong hai ngôi đền thờ Mẫu nổi tiếng miền Bắc

  •   22/01/2009 07:27:56 PM
  •   Đã xem: 3056
  •   Phản hồi: 0
Bắc Lệ là một ngôi đền cổ thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn. Đền nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi. Không ai biết rõ đền xây dựng vào thời gian nào mà chỉ căn cứ vào văn bia năm 1919 rằng trước đó đền là một am nhỏ thường hay bị hỏa hoạn. Được sự cúng tiến của một mạnh thường quân người Hải Phòng, đền Bắc Lệ được xây dựng thành một ngôi nhà ba gian theo phong cách nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc. Sau này qua nhiều lần tu bổ nhưng ngôi đền vẫn giữ được dáng vẻ cổ truyền kết hợp với các yếu tố hiện đại cùng nhiều di vật cổ: mười chín bức tượng lớn nhỏ làm bằng gỗ mít, hoành phi câu đối chạm trổ tinh tế...

Sự Tích Nàng Tô Thị

  •   22/01/2009 07:24:22 PM
  •   Đã xem: 1625
  •   Phản hồi: 0
Ngày xưa ở trấn Kinh Bắc có một người đàn bà góa chồng từ sớm, ngày ngày đi mò cua bắt ốc để nuôi hai con: một trai, một gái. Trong khi mẹ ra đồng, Tô Văn, đứa con trai độ mười tuổi và Tô Thị, đứa con gái chừng tám tuổi, ở nhà tha hồ đùa nghịch với nhau, không ai ngăn nổi. Một hôm, Tô Văn chơi ném đá, rồi không biết ném thế nào trúng ngay vào giữa đầu em. Tô Thị ngã vật xuống đất, ngất đi, máu ra lênh láng. Tô Văn thấy thế sợ quá, chạy một mạch ra đường, không còn dám ngoái cổ lại. May sao, sau khi xảy ra tai nạn, một bà hàng xóm chạy sang lấy lá thuốc dấu rịt cho Tô Thị, cầm ngay được máu. Ðến khi người mẹ đi mò cua về thì thấy con gái đã ngồi dậy được.

Thác nước Lộc Bình

  •   22/01/2009 07:21:07 PM
  •   Đã xem: 3470
  •   Phản hồi: 0
Nói đến Lộc Bình (Lạng Sơn), người ta không thể không nhắc đến núi Mẫu Sơn nơi có những dòng suối trong vắt mát rượi bắt nguồn từ đỉnh núi chảy xuống các xã dưới chân núi. Ngay tại cửa ngõ của huyện Lộc Bình (xã Xuân Lễ), du khách sẽ bắt gặp dòng suối đẹp khuổi Lầy, một dòng suối vẫn còn mang vẻ đẹp hoang sơ. Nơi đây đã bắt đầu thu hút khách du lịch đến tham quan, tắm mát vào những ngày nghỉ cuối tuần. Từ khui Lầy, đi ngược lên phía bắc theo Quốc lộ 4B 1km, bạn sẽ gặp dòng khuổi Tẳng. Ngược dòng lên khoảng 3km sẽ có một vũng nước tương đối rộng và sâu, nhân dân thường gọi là Soong Cải.

Danh thắng động Nhị Thanh, Tam Thanh

  •   22/01/2009 07:19:01 PM
  •   Đã xem: 1995
  •   Phản hồi: 0
Danh thắng động Nhị, Tam Thanh nằm trải dài theo dãy núi vòng cung phía Tây Bắc của thành phố Lạng Sơn và được mệnh danh là Đệ nhất bát cảnh Xứ Lạng, gồm 4 điểm là: Động Nhị Thanh, Động Tam Thanh, Thành nhà Mạc và Nàng Tô Thị. Danh thắng Nhị Thanh được phát hiện và tôn tạo bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 do công của Ngô Thì Sỹ - một vị quan triều Lê, được cử lên Lạng Sơn làm quan Đốc Trấn. Bên cạnh việc chăm lo giữ gìn biên ải và an dân, ông đã phát hiện ra động Nhị Thanh, đặt tên cho động đồng thời cho tôn tạo, biến nơi đây thành một nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân.

Măng ớt Xứ Lạng

  •   22/01/2009 07:17:40 PM
  •   Đã xem: 1485
  •   Phản hồi: 0
Lạng Sơn không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh tuyệt vời như phố Kỳ Lừa, nàng Tô Thị, chùa Tam Thanh... mà còn nổi tiếng với những món ăn độc đáo, mang đậm bản sắc của núi rừng thơ mộng. Một trong những món ăn dân dã mà có hương vị rất riêng của vùng núi đá địa đầu Tổ quốc này là món măng ớt. rong bữa ăn thường ngày của người dân nơi đây, măng, ớt, quả và lá cây mắc mật là món ăn quen thuộc. Đây là những nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm, rất hợp khẩu vị, có thể chế biến cả món canh lẫn món ăn mặn.

Đào phai Xứ Lạng

  •   22/01/2009 07:13:23 PM
  •   Đã xem: 1158
  •   Phản hồi: 0
Khi ở Nhật Tân, những nụ đào còn bé xíu trên thân cành nâu sẫm trong giá rét thì ở xứ Lạng, đào phai đã nở trên khắp các nẻo đường, đèo dốc, cho mùa xuân đến sớm với muôn nhà! Đã quen thuộc với sắc thắm của đào Nhật Tân, tôi hết sức thú vị trước vẻ đẹp của đào phai trên núi rừng. Giữa đất trời thoáng đãng, nền trời xanh nhạt, núi xanh lam, sắc hồng của đào phai càng làm cho bức tranh thiên nhiên thêm sống động, hoàn mỹ. Nào đã có ai cắt nghĩa vì sao lại gọi là đào phai, khi những cánh đào cứ phơn phớt như má thiếu nữ thế! Khắp các bản làng, từ Na Sầm, Hữu Lũng, đào phai sáng bừng trước cửa nếp nhà đơn sơ, lá chen hoa rực rỡ, tươi non, chào đón Nàng Xuân trở về.

Lên núi hái na

  •   22/01/2009 07:09:21 PM
  •   Đã xem: 1351
  •   Phản hồi: 0
Chúng tôi đến huyện Chi Lăng thuộc tỉnh Lạng Sơn - vựa na (miền Nam gọi là mãng cầu xiêm) lớn nhất cả nước khi mùa na đã gần qua. Thế nhưng, không khí thu hái, mua bán na của bà con nơi đây vẫn tấp nập, rộn ràng. Năm nay na được mùa được cả giá. Huyện Chi Lăng có hai nơi trồng na nổi tiếng là xã Chi Lăng và thị trấn Đồng Mỏ. Cuối vụ, nhưng chợ na Đồng Bành vẫn tấp nập kẻ bán người mua. Ngay từ 3h sáng, rất nhiều xe ô tô lớn nhỏ chờ na trên núi xuống để thu gom về xuôi. Anh Hoàng Văn Năm - người dân tộc Nùng, xã Chi Lăng tươi cười chia sẻ: "Cuối vụ rồi, na to không còn nhiều, chỉ còn na nhỉnh hơn nắm tay một chút nhưng vẫn bán được 5-6 nghìn một cân. Nhà tôi năm nay có hơn 500 gốc, cũng thu được 30 triệu đồng ".

Đâu là chân hạnh phúc

  •   22/01/2009 07:05:43 PM
  •   Đã xem: 1178
  •   Phản hồi: 0
Tất cả chúng ta có mặt trên trần gian này, ai cũng mơ ước sống một cuộc đời hạnh phúc, chẳng ai muốn cuộc đời mình bất hạnh. Thế nên mỗi năm vào ngày mồng một tết gặp nhau đều chúc nhau một năm hạnh phúc. Hạnh phúc là điều mình mơ ước và mọi người chúc tụng, vậy quí vị sống có hoàn toàn hạnh phúc không ? - Không. Tại sao mơ ước hạnh phúc và chúc tụng nhau hạnh phúc mà không được hạnh phúc ? Ngay trong cuộc sống này có ai dám vỗngực tự xưng rằng mình hoàn toàn hạnh phúc không ? Nếu có, chỉ có chút ít thôi, mười phần chỉ được một hai, chớ không được trọn vẹn. Hạnh phúc là gì mà ai cũng mơ ước chúc tụng cho nhau ?

Sự tích sông Kỳ Cùng

  •   22/01/2009 07:04:22 PM
  •   Đã xem: 1229
  •   Phản hồi: 0
Ngày xưa, ở vùng sông Tranh thuộc về tỉnh Đông có hai vợ chồng một nhà nọ, gia tư cũng vào hạng khá, nhưng tuổi già mà chưa có con. Thường ngày họ cầu trời có một đứa con cho vui tuổi già. Một hôm trong khi ra đồng phát ruộng, người chồng nhặt được hai quả trứng to bằng nắm tay, bèn đưa cho vợ xem. Xem xong, chồng định vứt đi, nhưng người vợ ngăn lại: - "Đừng vứt, cứ để cho nó nở xem thử con gì". Bèn đưa vè bỏ vào vò đặt bên cạnh bếp. Chỉ trong mấy ngày, trứng nở thành một cặp rắn nhỏ trên đầu có mào đỏ rất xinh. Thấy vậy, người chồng định đánh chết, nhưng vợ ngăn lại: "Đừng đánh tội nghiệp.

Huyền Thoại Về Mẫu Sơn

  •   22/01/2009 07:01:01 PM
  •   Đã xem: 1257
  •   Phản hồi: 0
Mẫu Sơn thuộc vùng núi cao của hai huyện Cao Lộc và Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn với khoảng 80 ngọn núi to nhỏ nằm liền bên nhau. Đặc biệt nhất là ở khu vực cao nhất của Mẫu Sơn, núi không mang tên loài cây, loài hoa, tên con vật hay tên con người mà lại chỉ mang tên núi Cha, núi Mẫu, núi Con và núi Cháu. Chuyện người xưa kể lại: Gia đình họ gồm người Cha khoẻ mạnh và dũng cảm, người mẹ khéo léo, chung thuỷ và đảm đang, những người con tuy nhỏ tuổi nhưng ngoan ngoãn. Họ sống hoà thuận và no đủ trong một mái nhà trên vùng núi quanh năm mây phủ, có con sông Kỳ Cùng chảy vòng quanh.

Bữa tiệc rau ở Lạng Sơn

  •   22/01/2009 06:55:44 PM
  •   Đã xem: 1400
  •   Phản hồi: 0
Cho đến bây giờ, cứ ai lên Lạng Sơn, ngoài việc mua sắm mặt hàng gia dụng lúc về không quên mua thêm một túi cải ngồng, bao giờ cũng vậy cứ đi về là phải mang cải ngồng. Cải ngồng đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong các bữa cơm đặc sản khi lên Lạng Sơn và trong hành trang mang về làm quà cho những người thân trong gia đình. Tiện thì mang nhiều, không tiện thì mang ít, nhưng không thể thiếu. Cải ngồng Lạng Sơn thật đặc biệt. Mới nhai có thể thấy đăng đắng nhưng ăn vào rồi mới thấy vị ngòn ngọt, man mát

Bánh Ngải

  •   22/01/2009 06:51:51 PM
  •   Đã xem: 1322
  •   Phản hồi: 0
Theo tục lệ cổ truyền, hằng năm, người Nùng nô nức kéo nhau lên nương để tìm những mầm ngải non có lông trắng tuyết đem về làm thành những chiếc bánh lá ngải, trước là cúng tổ tiên sau là cả gia đình cùng thưởng thức. Lá ngải được rửa sạch, đun trong nước tro bếp từ 2 đến 3 giờ. Để có nước tro tốt, người ta chọn tro sạch, chuẩn nhất là tro tre nứa, hoặc tro vỏ đậu xanh. Tro sạch được lèn vào rá tre, để rá trên chậu tạo khoảng cách cho nước từ rá chảy xuống. Người ta đổ nước từ từ vào tro cho ngấm dần rồi chảy xuống chậu. Nước tro lúc đầu đặc có màu cà phê, sau loãng dần.

Tết Đoan Ngọ, Ý Nghĩa Và Tập Tục

  •   22/01/2009 10:35:23 AM
  •   Đã xem: 1273
  •   Phản hồi: 0
Hàng năm, nhiều địa phương trên khắp đất nước ta, cứ đến mồng 5 tháng 5 âm lịch lại tổ chức ăn tết đoan ngọ. Và câu ca dao sau đây như nhắc nhở mọi người :

Tháng Tư đong đậu nấu chè
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm...

Chứng tỏ rằng Tết Đoan Ngọ là một tết cũng được chú ý của người Việt Nam ta xưa, tuy rằng tục lệ ăn tết này ta đã bắt chước Tàu, cũng như nhiều tiết lễ khác. Vậy Tết Đoan Ngọ là tết gì ? Và ta ăn Tết Đoan Ngọ vào ngày nào tháng Năm ? Đoan Ngọ là gì ?

Cơm Lam Xứ Lạng

  •   22/01/2009 10:24:55 AM
  •   Đã xem: 1254
  •   Phản hồi: 0

Cơm lam của người Tày xứ Lạng không chỉ có gạo nếp mà còn có vị bùi của lạc và hương mác mật. Cơm ăn cùng muối vừng hợp vị. Đến Lạng Sơn, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn ngon lạ mắt mang đậm tình nghĩa của con người nơi đây như vịt quay, lợn quay, khẩu si , khẩu xà... Một món ăn đặc biệt ở đây là món cơm lam của người Tày. Nhắc đến cơm lam người ta thường hay nhớ đến những vùng đất nổi tiếng như Hoà Bình , Sơn La, Cao Bằng...

 

Bánh trưng đen món ăn hạ hỏa của người Xứ Lạng

  •   22/01/2009 10:17:33 AM
  •   Đã xem: 1115
  •   Phản hồi: 0
Bánh chưng đen là đặc sản của huyện miền núi Bắc Sơn (Lạng Sơn). Với người dân tộc Tày nơi đây, món bánh chưng đen không thể thiếu trên mâm cỗ cúng tổ tiên, trời đất mỗi khi xuân về... Ngay từ tháng 10 âm lịch khi gặt vụ lúa mùa, người Bắc Sơn chọn những cọng rơm nếp, to, mọng, vàng đem về rửa sạch bằng nước khe núi trong vắt. Sau đó phơi khô rồi đốt thành tro, vò mịn, rây lấy phần mịn nhất của tro nếp...

Phở Chua Xứ Lạng

  •   22/01/2009 10:13:43 AM
  •   Đã xem: 1325
  •   Phản hồi: 0
Du khách say mê với vùng đất Lạng Sơn không chỉ vì vẻ đẹp non nước hữu tình, không chỉ vì con người nơi đây mộc mạc, chất phác và hiền hậu mà còn say mê cả những món ăn dân dã và đặc trưng nơi đây. Mấy ai khi ghé Lạng Sơn đi lễ đền chùa Động Tam Thanh, Đồng Đăng mà không ghé qua phố Kỳ Lừa mua vài con vịt quay để thưởng thức, hay nếm tô phở chua nổi tiếng. Không biết phở chua có phải xuất xứ từ vùng đất này hay không nhưng tên của nó đã gắn với tên miền đất non nước này - Phở chua xứ Lạng.

Đị Chợ Xứ Lạng

  •   22/01/2009 10:05:23 AM
  •   Đã xem: 1135
  •   Phản hồi: 0

Không biết từ bao giờ người Hà Nội đã có thêm một tour du lịch mới: lên Lạng Sơn mua sắm. Và tour du lịch này đang ngày càng trở nên phổ biến, đến mức có du khách đi Lạng Sơn 2 – 3 lần /tháng để shopping là điều hết sức bình thường. Vào ngày cuối tuần, người thủ đô lên ôtô rời Hà Nội từ sáng, đi khoảng 3 tiếng băng băng trên quốc lộ là tới xứ Lạng. Xe đỗ ngay chợ Đông Kinh, trung tâm của thành phố, để khách được tự do ngắm và chọn hàng - chủ yếu là hàng Trung Quốc. Trong khu nhà ba tầng khá rộng rãi luôn đông người mua sắm bởi hàng ở đây rẻ hơn ở Hà Nội 2 - 3 giá tuy có thể giá được nói thách lên... tới trời!.  

Ma Hin Xứ Lạng

  •   22/01/2009 09:39:08 AM
  •   Đã xem: 1270
  •   Phản hồi: 0
Tắm chó bằng lá bưởi đun nóng, sau đó quàng trên cổ chó những vòng vải đỏ hoặc giấy hồng điều và chó còn được cúng tế bằng nghi lễ đặc biệt, đó là một phong tục có từ lâu đời mỗi khi tết đến, xuân về của dân tộc Nùng Cháo ở xứ Lạng dành cho con chó đá, gọi theo tiếng Tày – Nùng là “ma hin”. Bản Nà Khuất (xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) có gần chục người làm chó đá, nổi tiếng hơn cả là ông Lương Hải Cường, đã ngoài 70, và con trai là Lương Văn Hộ, 32 tuổi. Nhìn các động tác thuần thục, tỉ mỉ đến kỳ công mới thấy hết công việc nặng nhọc của những người đẽo đá thành chó.

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây