Xin cho biết xuất xứ của đoạn kinh trên và tóm tắt ý
chính của kinh. Quan điểm của Phật giáo về nguồn gốc loài người có sự khác biệt
như thế nào so với các lý thuyết khoa học đương đại?
Đáp:
Đoạn kinh trên được trích dẫn từ kinh “Khởi Thế
Nhân Bổn - số 27” ( Đại Tạng Kinh Việt Nam, Trường Bộ Kinh, tập 2, Nxb. Viện
nghiên cứu Phật học Việt nam, 1991, Tr 387. Kinh tương đương: “Kinh Tiểu Duyên -
số 5” Đại Tạng Kinh Việt Nam, Trường A Hàm, tập 1, Nxb. Viện nghiên cứu Phật học
Việt nam, 1991, Tr 285).
Theo quan điểm của Phật giáo được thể hiện cụ thể qua
kinh Khởi Thế Nhân Bổn (Nikàya) và kinh Tiểu Duyên (Agama), thế giới là vô
cùng, vô tận. Trong mỗi thế giới có các dạng thức tồn tại khác nhau. Ngoài thế giới
chúng ta đang sống đây còn có nhiều thế giới khác, trong đó, cõi Trời Quang Âm là
một trong những thế giới có sự liên hệ mật thiết với chúng sanh ở cõi Nam Diêm
Phù Đề.
Vào thời kỳ hình thành của thế giới này (có thể hiểu là quả đất và Thái
dương hệ của chúng ta), các chúng sanh ở Quang Âm thiên sau khi thác sinh sẽ được
chuyển sinh vào thế giới mà chúng ta đang sống.
Buổi đầu hình thành thế giới, chưa
có sự phân biệt giữa ngày và đêm, chưa có sự phân biệt giữa nam và nữ. Đất đai
lúc đó có màu sắc và hương vị rất ngon ngọt. Khi ấy, “những chúng sanh này, do
ý sanh, nuôi sống bằng tự hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không” (Kinh
Khởi Thế Nhân Bổn).
Sau đó, có một số chúng sanh nổi lên ý tưởng thử nếm vị ngọt
của đất. Sau khi nếm, trong họ khởi dậy lòng tham ái thì ngay lúc đó, ánh sáng
trên thân thể của họ biến mất. Lòng tham ái đã khiến cho các chúng sanh ấy trở
nên thô xấu, họ không còn được tự tại, thanh thản như lúc đầu.
Đồng thời, ý thức
về giới tính xuất hiện, các chấp thủ phát sanh, điều kiện sống thay đổi...họ
phải lao động cực nhọc để tồn tại và phải tranh đấu với nhiều điều kiện sống khắc
nghiệt khác để khẳng định sự hiện hữu của mình.
Cùng bàn về vấn đề nguồn gốc loài người, một quan điểm
được giải trình trước hội đồng khoa học và đã được thông qua, đó là: “lúc trái đầt
này hình thành, các chúng sanh xuất hiện đầu tiên từ Quang Âm Thiên, không cần
thực phẩm. Rồi vị ngọt của đất và lúa đã cám dỗ họ khiến lòng ham muốn các hiện
hữu khởi lên và phát triển trong tâm họ.
Sau đó các bộ phận sinh dục cùng xuất
hiện với các ham muốn dục tính. Khi dục vọng con người phát triển, các nhu cầu
xã hội phát triển và yêu cầu có tổ chức các xã hội: xã hội con người được hình
thành từ đó và các giai cấp xã hội xuất hiện”.(Thích Chơn Thiện, Lý thuyết nhân
tính qua kinh tạng Pàli, Luận án Tiến sĩ Phật học tại Đại học Delhy Ấn độ năm 1996,
NXB. TP Hồ Chí Minh ấn hành 1999, tr77).
Như vậy, theo quan điểm của Phật giáo thì nguồn gốc
loài người trên trái đất này được xuất phát từ một thế giới khác, thế giới đó
có tên là Quang Âm Thiên và đồng thời có những ưu điểm vượt trội hơn so với thế
giới của chúng ta.
Quan điểm này mặc dù được nhìn nhận, đánh giá dưới nhiều
giác độ khác nhau nhưng theo chúng tôi, mãi đến hôm nay các lý thuyết về nguồn
gốc loài người mà các nhà khoa học đưa ra vẫn đang còn nhiều vấn đề cần phải
bàn cãi.
Đơn cử như lý thuyết của
Điều này cho thấy rằng lý thuyết của
Những nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài trái đất của các nhà
khoa học trong những năm gần đầy đã cho thấy rằng, vấn đề nguồn gốc của loài
người là một vấn đề chưa thể vội vàng đưa ra một kết luận chung cùng, đích đáng.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự