Thật
vậy, ngành GD có thể tạm thời chấp nhận những người thầy chưa đạt “chuẩn đào
tạo” theo cấp học, chứ không thể chấp nhận người thầy “không chuẩn” về đạo đức.
Và một giáo viên yếu về đạo đức và không đạt chuẩn về chuyên môn sẽ không thể
“dạy chữ, rèn người”.
Những năm cuối của thế kỷ trước, do nhiều yếu tố tác động, đội ngũ giáo viên nói
chung và giáo viên Lạng Sơn nói riêng còn nhiều bất cập. Một tỷ lệ rất đáng kể
chưa đạt chuẩn đào tạo, thậm chí còn sử dụng đội ngũ “tạm tuyển” để làm công
tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học; một bộ phận giáo viên chưa chịu rèn
luyện tu dưỡng về đạo đức, lối sống, thậm chí sa vào các TNXH như cờ bạc,
nghiện chích… chưa thực sự làm gương trước học sinh.
Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
do ngành và công đoàn ngành phát động; và nhất là từ năm học 2004-2005,
triển khai Chỉ thị 40 của Ban Bí thư về “xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ QLGD”, đội ngũ giáo viên Lạng Sơn đã có những chuyển biến lớn
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ chuyên môn ngày càng được
nâng cao. Năm học 2007-2008 với 15.534 CBGV tham gia đánh giá xếp loại, trình
độ chuẩn đào tạo trở lên đã chiếm 81,8%; xếp loại phẩm chất chính trị, lối sống
có 96,7% đạt loại khá trở lên; toàn ngành chỉ còn 42 giáo viên xếp loại
phẩm chất chính trị lối sống kém. Về kiến thức, có 80,5% xếp từ khá trở lên và
còn 209 giáo viên loại kém; về kỹ năng sư phạm có 70% khá trở lên và còn 183
giáo viên loại kém.
Trước thực trạng đó, ngành thực hiện một cuộc cải cách lớn về đội ngũ theo hướng
chuẩn kiến thức, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình. Theo đó, hàng
ngàn lượt GV được dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, hàng trăm CBGV
được cử đi học để đạt chuẩn và vượt chuẩn. Một bộ phận CBGV yếu về năng lực sư
phạm cũng như đạo đức lối sống hoặc đã cao tuổi thì được điều chuyển sang làm
việc khác hoặc giải quyết chế độ. Tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện công
tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ theo
Đề án 281 của Tỉnh ủy, riêng năm học 2008-2009 đã có 13,61% CBGV, nhân viên
được đi đào tạo bồi dưỡng. Nhiều đợt thi đua, nhiều cuộc vận động đã được thực hiện
nghiêm túc, hằng năm các bậc học đều tổ chức thường xuyên các đợt thi giáo viên
dạy giỏi, thi làm và sử dụng đồ dùng dạy học; nhiều sáng kiến, đề tài khoa học
do các giáo viên trẻ thực hiện được áp dụng rộng rãi. Bằng sự kiên trì và thực
hiện đồng bộ các chế độ chính sách cho giáo viên, bước vào năm học mới
2009-2010, ngành GD Lạng Sơn đã có được đội ngũ CBGV “mạnh” về chuyên môn
nghiệp vụ “chuẩn” về đạo đức lối sống. Thực hiện Chỉ thị 36 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về “xóa” thôn trường “trắng” đảng viên, công tác phát triển đảng trong
nhà trường được quan tâm. Đến nay, số đảng viên toàn ngành đã là 6073 đồng chí,
chiếm tỷ lệ 37% số CBGV toàn ngành với 595 chi bộ.
Thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, Trường CĐSP Lạng Sơn vừa đảm nhận công
tác đào tạo mới theo chỉ tiêu, vừa tích cực làm công tác bồi dưỡng, đào tạo lại
đội ngũ CBGV trong tỉnh. Trong công tác đào tạo, chú trọng giáo dục chính trị
tư tưởng, đạo đức lối sống hình thành phong cách sư phạm, nhân cách nhà giáo
cho HSSV; vừa đào tạo chuyên sâu để có trình độ chuẩn theo từng bậc học.
Trên 60 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập ngành Sư phạm,
trải qua các cuộc kháng chiến của dân tộc, đội ngũ GV Lạng Sơn đã không ngừng
lớn mạnh và có những đóng góp to lớn và sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo
nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho địa phương. Chính đạo đức và năng lực
của đội ngũ đã làm nên uy tín của ngành và giúp ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ “trồng người” cho đất nước.
Nguồn tin: baolangson.com
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự