Anh
Hoàng Hữu Tâm, Trưởng thôn cho biết: Thôn Lân Vy có 57 hộ, 245 nhân khẩu, trong
đó có 2 hộ người Hoa, 1 hộ người Kinh, còn lại là người Tày, có truyền thống
chung sống hoà thuận, đoàn kết gắn bó với nhau. Thực hiện Cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, thôn đã tổ chức thành lập
Ban vận động với những thành phần là Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, các đảng viên
và các cá nhân điển hình tiên tiến.
Các thành viên trong Ban vận động bao giờ cũng là người gương mẫu đi đầu trong tất cả mọi hoạt động, phong trào do các cấp, các ngành phát động cũng như trong phát triển kinh tế, xã hội: từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đến việc đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, không sinh con thứ 3...
Trước đây, việc họp hành để tuyên truyền các chủ tương đường lối của Đảng, Nhà
nước hay các hoạt động khác của thôn đều phải nhờ nhà dân. Do tâm lý, lại không
muốn đóng góp ý kiến hoặc tranh luận trong nhà người khác nên việc họp thôn gặp
rất nhiều khó khăn. Vì vậy, việc xây dựng nhà văn hoá là rất cần thiết trong
việc xây dựng thôn văn hoá, hơn nữa xây dựng thôn văn hoá sẽ làm nền tảng cho
phát triển kinh tế, xã hội.
Nhận thức rõ điều này, bà con trong thôn đã nhiệt
tình ủng hộ khi Ban vận động đưa ra chủ trương xây dựng nhà văn hoá. Với mức
đóng góp 320 nghìn/hộ, 100% số hộ trong thôn đã đóng góp được số tiền gần 20
triệu đồng cùng nhiều ngày công lao động. Năm 2005, nhà văn hoá thôn rộng trên
50m2 đã được hoàn thành.
Qua những cuộc họp thôn tại nhà văn hóa, không khí dân
chủ được phát huy, đã có nhiều ý kiến, sáng kiến đóng góp quý báu cho các hoạt
động, phong trào trong thôn. Nhà văn hoá còn có các vật dụng cần thiết như: loa
đài, âm ly, micro để phục vụ cho các buổi họp hành, các hoạt động văn hoá văn
nghệ.
Ngoài ra, nhà văn hoá còn có khu vui chơi thể thao ngoài trời rộng 360m2 dành cho sân bóng chuyền, cầu lông và các hoạt động khác, giúp mọi người vui chơi giải trí, giải toả căng thẳng sau những ngày làm việc vất vả, nâng cao thể chất, tinh thần.
Văn hoá phát triển đã giúp người dân nâng cao đời sống tinh thần, từ đó tạo không
khí lao động thoải mái, vì vậy việc phát triển kinh tế trong thôn cũng có nhiều
bước phát triển. Toàn thôn có 57 hộ nhưng diện tích gieo trồng lúa nước rất ít,
mà chủ yếu chỉ trồng được 1 vụ do thời tiết khô hạn. Khắc phục những hạn chế do
thiên nhiên đem lại, bà con trong thôn đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi.
Đối với những ruộng 1 vụ, vườn hoặc nương rẫy bà con đã mạnh dạn
trồng các loại ngô lai, sắn cao sản là những loại cho năng suất cao. Có sản
phẩm lương thực dư thừa, bà con đã đầu tư vào chăn nuôi, chủ yếu là chăn nuôi
lợn. Vì vậy phong trào nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt rất phát triển, đem lại
thu nhập cao cho bà con.
Gần như 100% số hộ trong thôn đều chăn nuôi lợn, trong
đó có trên 50% nuôi lợn nái với số lượng lên đến 41 con. Ngoài ra, tận dụng thế
mạnh nằm dọc theo quốc lộ, nhiều nhà đã thành lập các gian hàng cung ứng dịch
vụ nông nghiệp, hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu cho bà con trong thôn, ngoài
thôn cũng như khách qua lại.
Vững vàng về văn hóa, kinh tế có nhiều bước đột phá, đời sống vật chất cũng như
tinh thần của bà con không ngừng được nâng cao. Năm 2007, toàn thôn còn 7 hộ
nghèo, đến năm 2008 chỉ còn 4 hộ nghèo và năm 2009 trong thôn đã không còn có
hộ nghèo.
100% số hộ có điện, được dùng nước hợp vệ sinh, có tivi; 80%
đường nội thôn được bê tông hoá. Toàn thôn có trên 60 xe máy, 33 máy cày, trên
50% số hộ có máy xay sát, trong đó có nhiều hộ có máy sát liên hoàn, 1 hộ còn
mua được ô tô để làm dịch vụ.
Nhiều gia đình đã trở nên khá giả, trở thành các
gương tiêu biểu về phát triển kinh tế như hộ ông Dương Công Anh, điển hình về chăn
nuôi lợn, Nguyễn Văn Bình kinh doanh dịch vụ nông sản...Với những thành tích
nổi bật trong phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, thôn Lân Vy 5 năm liền được
công nhận là thôn văn hoá, chi bộ thôn nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự