Chuyện chưa ai biết về Hòa thượng “Trái cây” Kỳ 3: “Thường ngồi không nằm”

Thứ bảy - 27/06/2009 21:45
Có lần Người ngủ quên, đánh bảng trễ 5 phút, tự nói trong lòng rằng 600 người cùng tu, mỗi người trễ 5 phút, cộng lại hơn 3000 phút, hậu quả này làm sao gánh nổi! Bèn quỳ trước cửa chánh điện sám hối với mọi người... từ đó về sau, ngày ngày Người ngồi trước Phật đài, ... một đêm Người thức dậy năm sáu lần,... để rồi mặc nhiên trở thành người “không hề đặt lưng lên đơn”...

5. Thườn

5. Thường ngồi không nằm; Niệm Phật chứng đạo

Người làm việc nặng nhọc, tu phước trên mười năm, sau được giao lo việc hương đèn. Mỗi ngày thức khuya dậy sớm trông lo Đại Điện qua các việc như: hương, đèn, hoa, quả cúng Phật; đồng thời đánh bản báo thức chúng dậy tu tập.

Có lần Người ngủ quên, đánh bảng trễ 5 phút, tự  nói trong lòng rằng 600 người cùng tu, mỗi người trễ 5 phút, cộng lại hơn 3000 phút, hậu quả này làm sao gánh nổi ! Bèn quỳ trước cửa chánh  điện sám hối với mọi người.

Người có tinh thần trách nhiệm rất cao, tự trách lỗi mình rất nghiêm khắc, từ đó về sau, ngày ngày Người ngồi trước Phật đài, không dám lơ đễnh; vì trong lòng luôn cảnh giác một đêm Người thức dậy năm sáu lần, do quá thận trọng  mà nửa thức nửa ngủ, để rồi mặc nhiên trở thành người “không hề đặt lưng lên đơn”.

Năm 1933, Người đã đến tuổi trung niên mà vẫn chưa thọ cụ túc giới. Từ  ngày xuất gia cho đến nay đã được hai mươi hai năm rồi! Sở dĩ Người trì hoãn việc thọ giới là vì nghĩ  mình chưa đủ đức hạnh để gánh vác sự nghiệp của Như  Lai, sợ rằng trên thì lừa đối Phật dưới thì gạt gẫm chúng sinh; ngoài thì bội thầy phụ bạn, trong thì phụ  chính bản tâm.

Mãi đến khi tinh tấn hành lễ Phật thất ở Cổ  Sơn  Tự, chứng được niệm Phật tam-muội Người mới dám tự  nguyện gánh vác sự  nghiệp Như Lai, đến  chùa Long Sơn thọ đại giới, từ đó vân du tự  tại. Người ta cho rằng nhờ theo phái thiền Lâm Tế mà Ngừơi chứng đắc, thực ra trước đó Người đã nhờ  niệm Phật mà chứng Tam-muội, sau mới tham thiền.

Cảnh giới mà Người thấy khi hành lễ Phật thất ở  Cổ Sơn Tự, chúng ta chỉ biết được đôi chút nhờ cuộc đối thoại giữa Người với một ngoại kiều. Người chơn chất khiêm cung trả lời thắc mắc của đồng đạo ngoại kiều từ  xa xôi đến: “Lúc bấy giờ, trong tiếng niệm Phật bỗng nhiên thân tâm trở nên tịch tĩnh như đang ở trong cảnh giới xa lạ; mở mắt thấy hoa nở-chim hót, gió thoảng-cỏ lay, tất cả đều hoà nhập với tiếng niệm Phật - niệm Pháp - niệm Tăng. Trạng thái này kéo dài liền trong ba tháng không gián đoạn ”.

Trong “ Kinh Phật nói về A-Di-Đà ” có đoạn :” Lại nữa, này Xá Lợi Phất, cảnh giới ấy thường có các loài chim kỳ diệu đủ màu, Bạch hạc, Khổng tước, Anh vũ, Xá lợi, Ca-lăng-tần-già, và chim Cộng mạng. Các loài chim này ngày cũng như  đêm cùng cất tiếng ca  thanh  thoát, âm  thanh diễn tả tuyệt vời các pháp ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát  thánh  đạo phần. Chúng sanh  trong cõi đó nghe hoà âm như  vậy, tất cả cùng  niệm Phật-niệm Pháp-niệm Tăng ”.

Lại nói: “ Này xá Lợi Phất, cõi Phật ấy gió  nhẹ thoảng lay, các hàng cây  báu  cùng các mạng kết bảo châu phát ra âm thanh vi diệu, ví như  trăm  ngàn thứ  âm nhạc đồng thời  trổi lên, ai nghe âm thanh ấy cũng đều phát tâm niệm Phật - niệm Pháp - niệm Tăng ”.

Lại nói trong kinh chiếu ứng với cái thấy  của Người. Đức Phật  từ  bi, Sư phụ từ bi, tuy là miêu tả một cách sơ lược nhưng đối với hạng phàm phu chúng ta nghe như  tiếng sét bên tai, như tiếng sấm vang rền. Ai cũng không thể làm ngơ giả điếc giả câm. Lời Phật dạy trong kinh, điều  Sư phụ thể chứng chơn thật từng câu từng chữ. Vậy đối với pháp môn niệm Phật lẽ nào ta chẳng có niềm tin sâu sắc?

Sau khi chứng nghiệm, Người quyết chí tìm nơi ẩn tu để  thể hiện pháp thân tự  tại, rồi được sự đồng ý cùng mấy lời dặn dò của Hoà thượng Chuyển Trần, Người đến chùa Hưng Hoá thọ giới. Sau khi thọ giới trở về, chuẩn bị đi ngay vào núi tu khổ  hạnh. Hoà thượng Chuyển Trần biết Người công phu chắc thực, long tượng sơ lộ, bèn đồng ý cho Người lên núi tu một mình.

Khi lên  núi, hành trang chỉ có 4 bộ quần áo đơn sơ để thay đổi mỗi khi cần giặt giũ và độ hơn 10 cân gạo; nhưng lòng chứa chan hy vọng, Người lên thẳng núi Thanh Nguyên phía sau chùa Thừa Thiên, chuẩn bị một cuộc sống “mai danh ẩn tích”.

6. Ẩn tu trên núi Thanh Nguyên, ầm vào hang cọp

Núi Thanh Nguyên phía bắc Thổ Thành là một hòn núi hoang vu cỏ cây rậm rạp, không có người ở, rừng cây dày đặc. Núi này nối tiếp núi kia, trông từ  xa như  ruộng sắp theo bậc thang. Men dần theo sườn núi mà lên, núi này cao hơn núi kia. Hòn  núi sau  thì cao và có nhiều cây, người dân địa phương nhờ đó làm nghề đốn củi để sinh sống dần dần lập thành thôn xóm, trong núi có con đường nhỏ thông đến Thổ Thành.

Người dân ở đây thường theo con đường này đi vào Tuyền Châu bán củi. Tương truyền các cổ thành ở Đại Lục đều lấy kinh tuyến Bắc-Nam làm chuẩn. Phương vị của Phủ Thành theo hướng chính Bắc-Nam, biểu thị chính tâm, chỉ ra cho thấy công việc của quan phủ doãn cũng phải trung chính như phương vị của Thổ Thành vậy, - không một chút thiên lệch, Thành Tuyền Châu cũng xây dựng theo đạo lý của cổ thành.

Sư ra đi từ  tờ mờ sáng với ý định lên núi Thanh Nguyên tìm động kín đáo để tu. Khi đến chỉ thấy núi non trùng điệp, núi trước hoang vu rậm rạp không một bóng nhà, núi sau thì rừng cây dày đặc. Sư từng nghe nói trên núi nơi nào cây cỏ rậm là chỗ ở của cọp, núi có cây thì có người sinh sống; vì núi có cây thì nhiều chim muông nên lắm phân chim, cọp sợ phân chim làm bẩn da nên thường tránh xa rừng cây mà đến nơi cỏ rậm.

Sư nghĩ: “Ta ở núi tu hành, phải  tránh  người như cọp tránh phân chim, cọp vì vằn trên thân mà phải trốn trong cỏ rậm, ta vì ngộ đạo mà ẩn trốn vào núi sâu”. Thế là Người không màng để ý đến chuyện cọp và người gặp nhau phải ứng phó ra sao, chỉ chú ý đến việc tu hành phải tìm nơi an toàn để trú ẩn.

Lúc bấy giờ Sư còn sức khoẻ mà phải đi từ  sáng sớm cho đến quá ngọ mới đến chân núi. Vì vách núi dựng đứng đường lên núi rất khó đi, chỉ còn cách cởi bỏ dép, tay chân bám vào vách núi lần lần bò lên. Lên chưa được bao xa, bỗng thấy có hòn núi nhỏ mà bằng đầu áp mình vào một  hòn núi khác trông vẻ kín đáo. Đến nơi thấy một cái động rộng khoảng 5, 6  thước [TQ] có hai lối ra, một bên cao ước bằng thân người đứng, còn một bên thì phải khom người xuống mới ra vào được. 

Trong động có một chỗ rất bằng phẳng, chung quanh rộng rãi. Sư mới lên núi lần đầu cảm thấy rất mệt mỏi bèn cởi bỏ hành lý, ngồi nghỉ trên một tảng đá. Được xa lánh chốn thành thị huyên náo, bỗng nhiên thân tâm nhẹ nhàng chưa từng thấy. Sư  vào trong động sắp xếp qua loa, an trụ hai ba ngày trong thanh  tịnh vô ưu, cảm thấy an vui tự  tại.

Một hôm, như  thường lệ Sư ngồi thiền trong động, bỗng  nghe mùi tanh nồng nặc theo gió bay vào, Sư rất lấy làm lạ. Trong bối cảnh mơ hồ dường như có vật gì to lớn lần bước vào trong động, Sư  mở mắt nhìn kỹ, không ngờ đó là một con mãnh hổ. Trong lúc hoảng hốt Sư  thốt lên “A-Di-Đà Phật ”. Mãnh hổ cũng bất ngờ nơi ở  của chúa sơn lâm lại có tiếng “sư  hống ”, nó kinh hãi vụt tháo chạy. Sau phút kinh hồn nó lấy lại tinh thần, vươn  mình đi tới, từng bước từng bước tiến vào động … thình lình gầm lên một tiếng, trợn mắt nhìn Pháp Sư.

 (Kính mời quý bạn đọc đón đọc kỳ 4: Mãnh hổ quy y )

 

Hồi ký về HT Quảng Khâm của Tông Ngang

Dịch giả: Phạm Phú Thành

Nguồn tin: theo hoalinhthoai.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây