- Không.
Đây không phải là lần đầu tiên. Mà từ xa xưa gần cả nghìn năm trước, Thăng Long
tức Hà Nội ngày nay đã đón xá lợi Phật rồi. Việc cung nghinh và chiêm bái xá
lợi Phật thời ấy bắt nguồn từ phước duyên của hai vị hoàng đế mở đầu triều
Lý...
Vị
thứ nhất là Công Uẩn (Lý Thái Tổ) nằm mộng thấy rồng cuộn bay lên (Thăng Long).
Rồng - theo hòa thượng trên - là thị hiện của một trong 8 vị Thiên long bát bộ
vốn đã phát nguyện luôn luôn hộ trì Phật pháp, gồm:
1.
Thiên (chư thiên trên cõi trời) nguyện nếu xá lợi Phật lập tháp tôn thờ nơi đâu
các ngài sẽ rải mưa hoa xuống nơi đó. 2.
Long
(tức rồng) nguyện nếu xá lợi Phật phát quang nơi nào các ngài sẽ uống ánh sáng
(ẩm quang) của nơi đó để soi rõ đường về hạnh phước cho các sinh linh lạc đường.
3.
Dạ xoa (loài quỷ có phép phi hành qua lại trên không trung nhanh như chớp)
nguyện nếu xá lợi Phật cần di chuyển hiến cúng nơi nào các ngài sẽ hộ trì để
việc cung nghinh nhanh đến nơi đó.
4.
A-tu-la (có thần lực đưa cả nghìn quyến thuộc vào ẩn trong một cọng sen) nguyện
nếu xá lợi Phật hiện trong bất cứ đóa hoa nào các ngài sẽ rưới nước thơm để
nuôi hoa ấy bất tử.
5.
Ca-lâu-la (đại bàng Kim Sí Điểu) nguyện nếu xá lợi Phật thờ ở dòng suối xa nhất
bắt nguồn từ trên nghìn mây đổ xuống thì các ngài cũng sẽ nghiêng đôi cánh để
dòng nước ấy rót về mọi trái tim và để tất cả tắm mát trong ánh sáng từ thân
kim cương Phật tỏa ra.
6.
Càn thát bà (thần âm nhạc) nguyện nếu xá lợi Phật ở nơi nào các ngài sẽ đến nơi
ấy tấu nhạc lên cho hoa nở và tỏa hương thơm vào tận chỗ sâu thẳm nhất của hồn
người.
7.
Khẩn-na-la (thần ca hát) nguyện nếu xá lợi Phật ở nơi nào các ngài sẽ đến nơi
đó hát lên lời ngợi ca mà gió càng thổi lớn lời ca ấy càng lan rộng qua ba ngàn
thế giới và đầy ắp hư không không có biên bờ.
8.
Ma-hầu-la-già (đại mãng xà vương) nguyện nếu xá lợi Phật ở nơi nào các ngài sẽ
cuộn mình quanh nơi ấy để bảo vệ cho người đến lễ lạy và phun nọc độc trừ diệt
tà tâm.
Vậy
khi rồng xuất hiện trong mộng của Lý Công Uẩn chính là để báo trước thời Phật
giáo cực thịnh đời Lý với sự có mặt không ngớt của hộ pháp Thiên long bát bộ,
thể hiện ngay khi Công Uẩn còn sống, như ghi nhận của Nguyễn Lang: "Lúc
vừa lên ngôi Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) đã cho xây 8 ngôi chùa ở quê mình (tức ở
phủ Thiên Đức tỉnh Bắc Ninh), cho dựng chùa Hưng Thiên Ngự ở Thăng Long, lập
thêm các chùa Vạn Tuế, Thiên Quang, Thiên Đức, Thiên Vương, Thắng Nghiêm, Cẩm
Y, Long Hưng, Thánh Thọ, tất cả chừng 300 ngôi mới, đồng lúc dựng lại những
chùa cũ (bị hư nát)".
Trước
khi mất (1028), vua lập thêm chùa Chân Giáo (1024) và răn dạy tôn thất phải đời
đời quy y tam bảo, thực hành chính pháp và thờ xá lợi Phật.
Vị
thứ hai, là thái tử Phật Mã, lên nối ngôi (tức Lý Thái Tôn), đã tiếp tục công
cuộc hoằng pháp của vua cha để lại, sắc lập 95 ngôi chùa, sơn mới lại các tượng
Phật khắp nơi, rước Đại tạng kinh về thờ. Vua làm lễ lạc thành 1.000 tượng Phật
bằng gỗ, 1.000 bức tranh Phật, 10.000 cờ phướn, đúc tượng Di Lặc bằng đồng nặng
đến 7.560 cân, dựng chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột)...
Những
Phật sự ấy chắc chắn đã tạo phúc duyên lớn đưa đến sự kiện xá lợi Phật dưới nền
chùa Pháp Vân phát sáng hào quang. Người ta theo luồng ánh sáng ấy đào xuống,
phát hiện và lấy lên một cái hòm bằng đá. Mở hòm đá ra, thấy bên trong có một
hòm khác bằng bạc. Trong hòm bạc lại có một hòm nữa bằng vàng. Mở hòm bằng
vàng, lại thấy một bình lưu ly đựng xá lợi Phật.
Biết
chuyện, Phật Mã sai rước xá lợi Phật vào cấm điện của hoàng thành Thăng Long.
Việc cung nghinh xá lợi Phật vào Thăng Long như thế nào các sử gia theo Nho
giáo không mô tả rõ ràng. Song những nét chính của sự kiện vẫn phải ghi lại qua
các cuốn sử lớn như Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên. Theo đó, sau ngày
rước về cung điện chiêm bái, Phật Mã sai đem tôn trí chỗ cũ (trong khuôn viên
chùa Pháp Vân) vào năm 1034. Niên đại ấy xác nhận ngọc xá lợi Phật có mặt tại
Thăng Long - Hà Nội cách đây đã gần 1.000 năm, nếu tính chính xác là đã 975 năm
rồi (tức từ 1034 - 2009) chứ không đợi đến bây giờ.
Một
điều nữa: Ngọc xá lợi Phật vì sao lại có tại chùa Pháp Vân? Và có từ bao giờ?
Điều
ấy giới nghiên cứu giải thích khá rõ. Chùa Pháp Vân (tức chùa Dâu) là ngôi chùa
cổ nhất Việt Nam, nơi thiền sư Pháp Hiền xây tháp để thờ 1 trong 5 hòm xá lợi
đưa từ Trung Quốc sang nước ta hiến cúng khoảng năm 601 (tức cách đây hơn 1.400
năm) bởi vua Tùy Văn Đế (Dương Kiên). Dương Kiên là một ông vua rất sùng kính
Phật pháp, sai dựng bảo tháp thờ xá lợi tại hơn 150 chùa ở "ngoài các
châu", từng nói với pháp sư Đàm Thiên là hãy chọn một số vị tăng có đạo
hạnh và nổi tiếng ở Trung Quốc để đưa sang Giao Châu truyền bá đạo Phật,
nhưng Đàm Thiên nói đại ý: "Đất Giao Châu xưa nay có đường thông với Thiên
Trúc (Ấn Độ) nên Phật pháp đã truyền thẳng đến đó và lúc ở Giang Tả chưa có gì mà
trên đất Luy Lâu của họ (Việt Nam) đã dựng được 20 ngôi chùa, độ tăng đã hơn
500 vị, kinh tiếng Phạn đưa tới cũng dịch trọn 15 cuốn rồi.
Nay
lại đang xuất hiện thượng sĩ Pháp Hiền là vị đã đắc pháp với ngài
Tì-ni-đa-lưu-chi (đại đệ tử của Tam tổ Tăng Xán) và đang lưu chuyển mạng mạch
thiền tông trên đất ấy, có không dưới 300 người dự mỗi lần mở pháp hội, xem thế
chẳng khác quy mô truyền pháp ở Trung Quốc chút nào. Vậy nhà vua không cần đưa
cao tăng Trung Quốc đến, mà chỉ cần dùng lời tùy thuận để khuyến phát, hoặc gởi
cúng hiến ngọc xá lợi để trang nghiêm pháp giới của họ".
Dương
Kiên nghe theo, nên đã "sai sứ ban 5 hòm xá lợi Phật kèm sắc điệp"
gửi sang nước ta để thiền sư Pháp Hiền dựng tháp cúng dường từ đầu thế kỷ thứ
7. Đến thế kỷ 14, sử sách còn ghi nhận sự tồn tại các xá lợi ấy trước khi bị
thất tán.
Nay
các nhà nghiên cứu đứng trước câu hỏi đáng suy ngẫm: phải chăng ngọc xá lợi
Phật đã từng được cung nghinh về hoàng thành Thăng Long từ gần 1.000 năm trước
vẫn đang còn ẩn đâu đó dưới lòng đất của nền chùa Pháp Vân? (Còn tiếp).
Nguồn tin: Theo: Thanh Niên Online
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự