Tôi cũng học
từ những lầm lỗi do chính mình sau những lần ăn roi mây của ba tôi.
Trong gia đình tôi, nhang đèn cúng quảy chỉ rình rang vào những ngày giỗ ông bà
nội ngoại. Phật, Chúa, dường như tôi chỉ nghe người ngoài nhắc đến. Ngoại trừ
câu cầu nguyện «
Các
kinh nghiệm thực tiễn, mắt thấy tai nghe vẫn là những điều tôi lấy đó làm tin.
Phật pháp đối với tôi, là một điều gì vô cùng mơ hồ. Hơn thế nữa, sáu câu vọng
cổ mùi mẫn của «chuyện tình Lan và Điệp», lấy nước mắt của bao thanh thiếu
niên, và nhiều câu chuyện thật mà tôi được nghe lõm bõm, đã cho tôi những ý
tưởng rất tiêu cực về Đạo Phật: Vào chùa vì thất tình, vì chán đời, vì muốn
trốn quân dịch... Rồi, cuối cùng Lan chết sau khi tu!!!... Cá nhân tôi, từ nhỏ
đến lớn, chưa từng tơi tả vì thất tình, cũng chưa chán quá độ cái cõi đời lắm
kẻ chê nầy. Tôi lại là đàn bà con gái, không phải tòng quân... nên cửa chùa xa
tôi thăm thẳm. Tôi không thấy mình có lý do, không dây mơ rễ má liên hệ nào để
bước vào chùa, để tu.
«Áo mặc sao qua khỏi đầu» là cái câu từ đó tôi bị lấy chồng. «Định mệnh trong
tay ta», «Tận nhân lực mới tri thiên mệnh» ... như ba tôi đã dạy là những câu tôi
lấy làm tâm niệm, theo đó mà tự lực cánh sinh, nên không bao giờ tôi biết cầu
nguyện. Dù thuộc làu câu Quan Thế Âm má tôi thường dùng, nhưng tôi không áp
dụng. Tôi nghĩ Quan Âm ở đâu sẵn để đến giúp và giúp bằng cách nào? Dịp Tết,
tôi và vài người bạn đến chùa xem thiên hạ đông vui. Tôi đứng nhìn vào chánh
điện, ngắm tượng Phật về phương diện mỹ thuật chứ không lạy Phật. Thiên hạ cầu
nguyện nhang khói mịt trời, lụp xụp lạy tượng.
Cả
cô bạn tôi cũng lâm râm khấn vái cho cậu con lười biếng ham chơi được thi
đậu... Lúc đó tôi chỉ lắc đầu và thầm tội nghiệp hy vọng mỏng manh của cô nàng.
Phật pháp hoàn toàn không có mặt trong ý nghĩ của tôi. Cho mãi đến gần cuối năm
2007, sau ngày tôi mất mẹ, khi tôi đã ở cái tuổi ngoài năm mươi, khi duyên đến,
tôi bắt đầu tập tu, dù tu muộn.
Tôi phải cám ơn những người ấn tống sách Phật. Chính từ những quyển sách nầy,
tôi đi vào Đạo. Số là, tình cờ sau lần cầu siêu cho mẹ tôi ở chùa, tôi chọn vài
quyển biếu không đem về đọc, lấp cho đầy thời gian cuối tuần không làm việc, mà
cũng không còn mẹ để thăm nom chăm sóc. Lại thêm các trang Web Phật pháp như
web chùa Quảng Đức, web Thư Viện Hoa Sen ...
Từ
đó, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Nghiệp, Nhân Quả, tinh thần Vô Thường Vô Ngã Vô
Tác, thuyết Mười Hai Nhân Duyên, lục độ Ba La Mật, tánh Không ... cuốn hút tôi
như nam châm. Tôi bắt đầu đi chùa, nhìn tượng Phật bằng cái nhìn khác hơn và
bắt đầu lạy Phật. Lạy với đầu cúi xuống thật thấp, thoạt đầu, tôi nghĩ là mọi
người tỏ lòng kính phục Phật, người đã dám từ bỏ nhung lụa vàng son, sống đời
khổ hạnh để tìm ra những nguyên lý giải khổ cho nhân loại. Cúi đầu đụng đất,
nghĩa là phục sát đất. Sau nầy, khi rõ hơn, lạy Phật không nông cạn như tôi đã hiểu
trong những tháng cuối năm 2007. Tôi phục Phật, không phải phục vừa vừa, mà
phục lăn một trí tuệ siêu việt kèm theo lòng từ bi mênh mông không ngằn mé đối
với chúng sanh.
Nhà tôi ở gần chùa Pháp Bảo. Hơn hai mươi năm lái xe đi làm qua lại ngang chùa,
qua lại thờ ơ! Lâu lắm rồi, có một lần tôi vào thư viện chùa định mượn sách về
đọc, xui rủi hôm ấy thầy có chuyện gấp nên phải khoá thư viện. Lúc đó trái tim
dễ xúc động kèm theo lòng tự ái ngút trời của tôi bị tổn thương kha khá. Tôi
thầm nghĩ: «Bộ ông Sư sợ mình chôm sách hay sao?». Lần khác, tôi đến một chùa
nọ định hỏi đôi điều về đời và đạo, thì lại gặp giờ các thầy nghỉ trưa! Tôi
thiết nghĩ: công viên chức, những người lao động mệt ứ hự, mệt tóe khói thì cần
nghỉ trưa để đở quạu với bần dân, hoặc để phục hồi sức lực. Cửa chùa luôn rộng
mở và các thầy nhàn hạ, sao không thể có một thầy thức trực để đón một vài
người muốn «bỏ tà quy chánh», cho nhân gian bớt một kẻ khổ đau?! ... Thôi thì,
cái đầu câu nệ của tôi được dịp dèm pha, phê phán về sự ngủ nghỉ kỹ lưỡng của
các thầy!
Khi cái duyên chưa đến thì như thế đấy! Và khi duyên đến thì phật tử sơ cơ nầy,
trong thời gian ngắn từ khi biết đạo, đã quay một góc 180 độ. Quy y Tam Bảo:
Phật-Pháp-Tăng và tháng Năm, 2008. Tôi như căn nhà tối om om được sao xẹt, như
bé
Khi nghiệp chướng trả dần thì phước duyên đến ào ào. Tôi đã được tham dự Lễ An
Cư Kiết Hạ của các Tăng Ni vào tháng Bảy năm nay tại chùa Linh Sơn, tiểu bang
Tháng Mười Một vừa qua, tôi lại đủ duyên được tham dự chuyến hành hương Phật
Tích, Tứ Động Tâm vùng Bắc Ấn, một chuyến đi thật động tâm, do Thầy Thích
Nguyên Tạng của chùa Quảng Đức Melbourne và đạo hữu An Hậu Tony Thạch tổ chức.
Một đoàn người khoảng trăm mạng, trong đó có Phật Tử mới tinh, mới cắt chỉ nầy.
Đầu năm ngoái tôi đã đặt chân đến Mumbai, thành phố thịnh vượng nhất của Ấn Độ.
Tôi mang về một ấn tượng
Những
lời cảm tưởng hòa nước mắt của các đệ tử bộc bạch với thầy trưởng đoàn và phái
đoàn. Bụi, ăn mày đủ hạng tuổi, ổ gà đầy đường, những con bò ốm đói ... cũng là
những hình ảnh tôi mang về
Những ngày đầu trở về Sydney, mỗi lần chắp tay lạy Phật hoặc niệm Phật thiền
hành, lòng tôi lại cuồn cuộn nổi trận phong ba. Nước mắt tha hồ rơi trên tay,
trên áo. Tưởng chừng mình vẫn đang thiền hành quanh tượng Phật nằm nhập diệt ở
Câu Ti Na, như đang chắp tay dưới cội Bồ Đề ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi thầy Nguyên
Tạng đã cắt chút tóc của tôi và một số đạo hữu trong Lễ Thế Phát ... Những lần
đi Bụi (bushwalk), gió núi lồng lộng ở công viên quốc gia (National Park) ở
miền Tây Sydney, mà tôi vẫn tưởng như mình còn nấn níu ngồi lại đỉnh núi Linh
Thứu, nơi Phật giảng tuyệt kinh Pháp Hoa mấy ngàn năm xa xưa!...
Có
lần thầy Nguyên Tạng kể cho phật tử trong đoàn nghe: «Khi người ngồi cạnh trong
chuyến bay đến Ấn Độ hỏi thầy đi đâu. Thầy bảo là thầy trở về quê hương. Người
đó ngạc nhiên vì thấy thầy mặt mủi không giống người Ấn chút nào. Thầy nghĩ là thầy
đang trở về quê Đấng Từ Phụ». Lòng tôi vẫn bồi hồi xúc động khi lập lại lời nói
nầy của Thầy trưởng đoàn. Tôi nghĩ cả đoàn hành hương, dù mỗi người chia tay
mỗi nẻo, trở về cuộc sống thường nhật áo cơm, nhưng những giọt nước mắt lóng
lánh, giọng nói nghẹn ngào của tình thật sâu, nghĩa thật đầy ... đã để lại,
mang về, tất cả dấu tích, kỷ niệm thiêng liêng từ đất linh Từ Phụ.
Tôi đi vào biển đạo mênh mông thật trể muộn cho một đời người, tóc đã hoa râm.
Văn tự kinh điển tràn ngập qua các sách ấn tống, qua internet. Điều nào thắc
mắc thì tôi ghi lại hỏi Thầy. Ngón tay chỉ mặt trăng. Thoạt đầu tôi nghĩ, ngón
tay tượng trưng cho Thầy và mặt trăng là Phật Pháp. Bây giờ, tôi hiểu ngón tay
là Pháp, mặt trăng là sự giác ngộ của chính mình. Một lúc nào đó, có lẽ ngón
tay sẽ vô hình và trăng cũng không tướng...
Tôi tập ngồi thiền như một cách để kỹ luật cái tâm chạy rong lan man đã mấy
chục năm trong cõi trần ai. Tôi không còn hối hả như bị ma đuổi vì đã hiểu về
tính Vô Thường của đời sống và tánh Không của sự vật. Buông và bỏ dễ dàng hơn
qua những bài học Tham-Sân-Si. Cái nhìn giữa ta và người được thay đổi và hỗ
trợ bởi tinh thần Vô Ngã và tâm Từ Bi như Phật đã dạy ...
Nguồn tin: Lâm Kim Loan
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự