Kinh
Pháp Hoa đến phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát, Phổ Môn này là đến phần phá Tưởng ấm, mà
con người có khổ là do tưởng. Phá tưởng thì hết khổ. Một viên đạn bất ngờ xuyên
qua chúng ta, chúng ta đâu có sợ. Một nhát dao qua nhanh không làm ta sợ, nhưng
nếu cứ khứa khứa, từ từ thì ta tưởng tượng mà rợn mình! Ðể chứng tỏ cái sợ từ
tưởng mà có, cho nên niệm Quán Thế Âm Bồ Tát là trở về tánh nghe. Trở về tánh
nghe thì bặt chỗ tưởng. Không chỗ tưởng, thì khổ từ đâu mà có? Nên nói, niệm
Quán Thế Âm Bồ Tát thì qua khổ nạn. Ðó là nói về "lý".
Về
"sự", niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát hết khổ như thế nào?
Giả
sử chúng ta đi đường sợ ma, lúc đó sợ quá, thành khẩn niệm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Bởi lo niệm Quán Thế Âm Bồ Tát nên một lúc hết nhớ đến ma, sợ cũng theo đó mà
hết, tức là hết khổ. Bị tai nạn cũng vậy. Gặp lúc tai nạn, chúng ta mãi lo niệm
danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát nên không còn thời giờ rảnh để tưởng nhớ đến sự
việc xảy ra, do đó cũng quên hết khổ.
Hỏi:
Tôi thấy có nhiều chuyện niệm Quán Thế Âm rất linh ứng là sao?
Ðáp:
Vẫn biết đức Quán Thế Âm Bồ Tát rất linh ứng và sẵn sàng cứu khổ cho chúng ta,
nhưng nó cũng còn đòi hỏi chúng ta phải tu nghiệp lành đúng với quả mong cầu
thì việc cầu an của ta mới có kết quả.
Bây
giờ tôi hỏi lại: như gặp tai nạn thì bao nhiêu người niệm danh hiệu Quán Thế
Âm, nhưng tại sao có người được khỏi, có người không khỏi? Ðâu phải ai niệm
cũng được khỏi hết? Như vậy Bồ Tát có lòng thiên vị người này, ghét bỏ người
kia sao?
Ðiểm
này chúng ta phải hiểu rõ. Tùy theo nghiệp tương ứng của mỗi người mà có. Người
có phước lành thì niệm đến điều lành, cảm việc lành. Trái lại, người nghiệp ác
quá nặng có thể không cảm nổi điều lành. Người có phước không nhất định họ niệm
Bồ Tát thì Bồ Tát hiện, mà có thể họ niệm Chúa thì Chúa hiện, hoặc niệm thần
thánh thì thần thánh hiện đều do phước lành của họ mà cảm nên. Còn người tạo
nghiệp ác quá nặng, tuy có niệm đến điều lành, nhưng không đủ sức cảm hiện, nên
vẫn bị khổ. Người xưa nói: "Linh bất linh tại ngã" là như thế.
Tóm
lại, cảm ứng chẳng phải không, nhưng có là do ở chúng ta, chẳng phải ở Bồ Tát.
Phật Bồ Tát chỉ là cái duyên phụ thuộc bên ngoài thôi. Nếu chúng ta một bề
hướng bên ngoài mà cầu sự linh ứng, đó là bỏ gốc theo ngọn, trái với ý chỉ của
kinh.
Hiểu
vậy thì chúng ta niệm mới cảm ứng bất tư nghì.
Tác giả bài viết: Nhặt lá Bồ đề
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự