Âm nhạc Phật giáo Việt Nam hòa quyện trong nền âm nhạc dân tộc

Thứ bảy - 05/12/2009 19:25
Một trong những hoạt động quan trọng góp phần cho sự thành công của Tuần Văn hoá Phật giáo tại Nha Trang là buổi hoà nhạc đặc biệt, sẽ diễn ra vào lúc 19 giờ tối nay 5-12 tại hội trưởng số 7 Trần Phú, TP. Nha Trang.

Việc chuẩn bị cho đêm hoà nhạc đến nay cơ bản đã hoàn tất. Nhạc sĩ (NS) Đặng Ngọc Phú Hoà, Đại diện nhóm chỉ huy dàn dựng chương trình hoà nhạc đã dành cho Giác Ngộ Online cuộc trao đổi về công tác này.

- PV: Được biết chương trình hoà nhạc, ngoài những tác phẩm âm nhạc kinh điển Tây phương và những tác phẩm bất hủ của Việt Nam có những tác phẩm âm nhạc PG được thể hiện bằng các nhạc cụ Tây phương. Xuất phát từ đâu các anh thực hiện ý tưởng này?

- NS. Đặng Ngọc Phú Hoà: Chúng tôi trích một phần tác phẩm âm nhạc của Tây phương, của Việt Nam và của PGVN nhằm so sánh, giới thiệu với đại biểu về sự phong phú của nền âm nhạc PG Việt Nam mà lâu nay chúng ta chưa khai thác hết. Qua đó khẳng định nền âm nhạc PG chúng ta có những tác phẩm kinh điển không thua gì các nền âm nhạc khác.

Bởi vì như chúng ta đều biết, âm nhạc Tây phương, phần chính là những ca khúc Phật giáo được thể hiện ở dạng khí nhạc. Đặc biệt có những tác phẩm gần gũi với mọi người từ khi bắt đầu nền âm nhạc Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại với những tên tuổi như Trịnh Công Sơn, Hoàng Quý, Phó Đức Phương, với những tác phẩm bất hủ như Trái Tim Bồ Tát (Trường Long), chùa Hương (Hoàng Quý), Có những hồi chuông (Nguyễn Thông).

Trong đêm hòa nhạc, mục đích của Ban tổ chức là nhằm giới thiệu tính ưu việt của bài đạo ca Phật giáo Việt Namcủa Nhạc sĩ Lê Cao Phan.

Tác phẩm này được xem như là đỉnh cao của nền âm nhạc Phật giáo Việt Nam. Một điều dễ hiểu là mọi người Phật tử đều biết tới nó đã đi sâu vào lòng người, nhất là ý nghĩa quan trọng khi tác phẩm này ra đời.

Cũng nhân dịp này Ban Văn hoá Trung ương GHPGVN chính thức ra mắt bản hoà âm phối khí chính thức bản đạo thiều và đạo ca Phật giáo Việt Nam.

PV: Trong quá trình luyện tập, các anh đã gặp những khó khăn nào không, nhất là có một số anh chị lần đầu thực hiện những tác phẩm mang đậm chất tâm linh như Phật giáo Việt Nam, Từ Đàm quê hương tôi?

NS. Đặng Ngọc Phú Hoà: Một tác phẩm hay luôn luôn tạo được sự cảm hứng cho người thể hiện tốt tác phẩm đó. Những người nghệ sĩ họ hiểu nhau qua ngôn ngữ âm nhạc, điều đó làm cho họ có sự đồng cảm trong sự thể hiện. Vì vậy, việc cảm thụ và thể hiện tốt là không quá khó.

Tuy nhiên, vì văn hoá PG đã ảnh hưởng đến giới văn nghệ sĩ đã và đang cuốn hút người sáng tác cũng như người thể hiện. Đặc biệt dòng nhạc mang yếu tố tâm linh mà nói theo cách nói nôm na là “dĩ tâm truyền tâm”, nên dòng âm nhạc này đòi hỏi phải có một sự thể hiện khác với những tác phẩm bình thường.

Đối với người nghe thì họ cũng sẽ lắng tâm thì mới thưởng thức hết được. Như tôi được biết người ta sẽ cảm thụ trực tiếp từ người chơi nhạc, sự khó khăn là ở người chơi nhạc với những nét tâm linh. Nếu người nghệ sĩ hiểu được cách thể hiện thì dòng nhạc Tây phương không khác âm nhạc Đông phương.

Ngay cả ca khúc Phù vân yên tử, đây là một tác phẩm đậm chất Ca Trù, nhưng khi thể hiện qua tiếng kèn Saxophone thì lại càng khó hơn rất nhiều. Hay tác phẩm Có những hồi chuông của Nguyên Thông và Tâm Đại lại ảnh hưởng sâu đậm từ nền âm nhạc Huế, được thể hiện trên tiếng Violon mang đến cảm nhận Đông phương trên các nhạc cụ phương Tây.

Khó khăn hơn hết là bài Phật giáo Việt Nam được viết ở hình thức ba đoạn A-B-A (hát rồi quay trở lại), cùng một hình thức viết nhưng A thì cương mãnh mà B thì mềm mại, khéo léo. Theo tôi nghĩ, đó là yếu tố Bi-Trí-Dũng trong cùng một mô hình tiết tấu.

PV: Công tác chuẩn bị cho đêm hoà nhạc đến nay thế nào rồi thưa anh?

NS. Đặng Ngọc Phú Hoà: Kể từ khi nhận được thư mời của Ban Tổ chức, hơn một tháng qua, các anh em giảng viên, nhạc sĩ, ca sĩ thuộc Nhạc viện Huế đã bắt tay vào việc tập luyện khá kĩ lưỡng. Mặc dù có một số khó khăn trong việc luyện tập.

Nhưng với sự phối khí của nhạc sĩ Trương Ngọc Chiến cùng sự phối hợp dàn dựng của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Ban và việc tập luyện của các em được xem như là một sự đầu tư công phu của Trung tâm biểu diễn Học viện Âm nhạc Huế.

Vì vậy họ rất vui và rất hăng hái để vượt qua các khó khăn. Kể cả khi di chuyển qua một chặng đường dài như vậy nhưng tinh thần anh em vẫn rất cao. Chúng tôi đã có một buổi tổng duyệt trước khi rời Huế vào thành phố biển.

Chương trình không có gì thay đổi so với dự kiến. Có thể nói công tác chuẩn bị đến nay đã hoàn tất. Chỉ còn một buổi tập dượt hôm nay để làm quen sân khấu nữa mà thôi. Tất cả anh em đã sẵng sàng với niềm mong ước được cống hiến đến tất cả các đại biểu một đêm hoà nhạc đầy đạo vị.

Xin cám ơn nhạc sĩ!

Nguồn tin: giacngo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây