Sự kém hiểu
biết của người dân – nguyên nhân của việc phát dịch
Chỉ trong vòng một tuần, bệnh tai xanh đã tấn công đàn
lợn của gia đình ông Hướng Xuân Thái, thôn Bến Lường, xã Minh Sơn làm gần 40
con lợn nái bị ốm và 10 con đã bị chết. Nhìn đàn lợn bỏ ăn, toàn thân xanh tím,
nằm co quắp, gia đình ông Thái không khỏi sót xa. Tiền của, công sức gia đình
ông đều đầu tư vào đây đang có nguy cơ mất hết… Gia đình ông Hướng Xuân Thái hiện
rơi vào tình cảnh như ngồi trên đống lửa, nhìn hết con lợn này ốm đến con khác ốm
mà không thể tìm cách khắc phục được.
Cũng rơi vào hoàn cảnh sợ lợn bị chết vì bệnh, nhiều
gia đình đã “nhanh” hơn cán bộ thú y bằng cách bán tống, bán tháo lợn, nhiều hộ
khi đoàn kiểm tra xuống thì đã bán được trên 40 con lợn.
Rất vô tư khi được hỏi,
ông Lương Khánh Thành, thôn Lân Luông, xã Đồng Tiến (Hữu Lũng) cho biết: ngay cả
thấy lợn của gia đình mình có triệu chứng bị mắc bệnh, gia đình đã nhanh chóng
bán lợn cho các lái thương với giá rẻ hơn bình thường rất nhiều, trên 40 con mà
chỉ thu được 30 triệu đồng.
Đàn lợn ốm ở gia đình ông Hướng Xuân
Thái.
May đó mới chỉ có một lượng nhỏ lợn được tiêu thụ ra
thị trường, và những con lợn đó cũng chưa chắc đã mắc bệnh hoàn toàn. Tuy vậy,
từ điều này có thể khẳng định, sự kém hiểu biết hay cố tình không biết sự nguy
hiểm của việc vận chuyển lợn có mầm bệnh ra ngoài sẽ làm tăng nguy cơ dịch bệnh
lây lan ra diện rộng.
Và còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng thực
phẩm từ lợn. Ngoài ra, sự kém hiểu biết của người dân còn thể hiện ngay trong
việc xử lý lợn bị bệnh chết cũng có thể là nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan.
Đoàn kiểm tra của Sở NN&PTNT tỉnh khi xuống địa phương đã phát hiện một số
gia đình vứt lợn chết ra ngoài ruộng, điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường
mà còn tạo môi trường cho vi-rút bệnh lan tỏa.
Giải thích lý do mình vứt lợn ra
ruộng, bà Ngô Thị Đương, thôn Phủ Đô, xã Đô Lương (Hữu Lũng) nói: thấy lợn chết
thì vứt ra ruộng, khi thối chuột sẽ sợ không phá lúa nữa. Nghe điều này ai cũng
giật mình vì sự kém hiểu biết của một số bộ phận người dân ở khu vực có dịch bệnh
tai xanh.
Khẩn trưởng
vào cuộc ngăn chặn
Hai xã Minh Sơn và Đồng Tiến là 2 xã có số lượng
lợn mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp nhiều nhất, lên đến hơn 200 con.
Cụ thể riêng xã Đồng Tiến từ ngày 13/4 cho đến nay dịch bệnh đã xuất hiện ở 6
thôn. Hiện nay số lợn mắc bệnh tai xanh là 97 con, số lượng lợn bị chết do bệnh
cũng lên đến 96 con.
Cũng trong thời gian này, tại một số xã như xã Đô
Lương, huyện Hữu Lũng cũng xuất hiện tình trạng lợn mắc bệnh. Cho đến thời điểm
này đã có 10 con lợn bị chết, nhưng lại có nhiều biểu hiện khác nhau.
Các ngành
chức năng đã xuống kiểm tra và lấy mẫu bệnh phẩm. Trước tình trạng lợn mắc bệnh
và chết nhiều như vậy, Sở NN&PTNT đã phối hợp với UBND huyện chỉ đạo
Trạm Thú y huyện, cán bộ xã thành lập Chốt kiểm dịch động vật tại xã Đồng Tiến(đây
là một xã được đánh giá là địa bàn nóng của dịch tai xanh trên địa bàn Hữu
Lũng).
Tại đây, cán bộ chức năng cũng đã áp dụng các biện pháp chống dịch như: Khoanh vùng dịch, thành lập các chốt kiểm dịch, tiến hành phun thuốc khử trùng, hướng dẫn rắc vôi bột tại những chuồng nuôi có lợn ốm, tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và tuyên truyền vận động người chăn nuôi thực hiện “5 không”: không giấu khi lợn bị ốm; không mua lợn bệnh, sản phẩm lợn bệnh; không bán chạy lợn bệnh; không vận chuyển lợn bệnh ra khỏi vùng dịch; không vứt lợn ốm, xác lợn chết ra môi trường.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh
cho biết: Chi cục đã xuất 10 triệu đồng từ nguồn kinh phí phòng chống dịch để
chi cho việc chống dịch tại địa phương (chi trả cho những người làm công tác chống
dịch).
Nhanh chóng lập Chốt kiểm dịch.
Cũng trong thời gian này, trên địa bàn huyện Bắc Sơn vẫn
chưa xuất hiện dịch bệnh nhưng qua kiểm tra thấy có hiện tượng một số thương
nhân vận chuyển lợn con giống bị ốm và chết vứt bỏ trên địa bàn huyện, cụ thể
trong 2 ngày 26 và 27/4/2010 đã phát hiện trên 12 con ốm và chết tại xã Vũ Lễ và
xã Bắc Sơn.
Sở NN&PTNN đã thành lập Chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại
Ngã Hai, xã Vũ Lễ huyện Bắc Sơn. Bà Lê Thị Thanh Nhàn, Giám đốc Sở NN&PTNT
tỉnh cho biết: Trước tình hình này, Sở đã báo cáo với UBND tỉnh để kịp thời
công bố dịch tai xanh ở lợn tại 2 xã Minh Sơn và Đồng Tiến (Hữu Lũng).
Đồng thời
sẽ chỉ đạo các Trạm Thú y và người dân tăng cường tiêu độc khử trùng, khoanh
vùng dịch bằng cách khoanh từng gia đinh, khoanh thôn, khoanh xã có dịch nhằm
khống chế dịch lây lan. Cán bộ xã cũng nhanh chóng kiểm tra những hộ gia đình
có lợn chết để kiểm đếm số lượng thiệt hại. Và nhanh chóng tuyên truyền cho
nhân dân hiểu cách phòng, chống dịch bệnh…
Theo nhận định, trong thời gian tới, nguy cơ lây lan
và bùng phát dịch ra diện rộng là rất cao, rất cần sự chung tay, góp sức của
nhân dân và chính quyền cơ sở cùng vào cuộc chống dịch, hạn chế tới mức thấp nhất
những thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng tới đời sống và an sinh xã hội. Ngoài ra,
người dân tuyệt đối không được vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn ra khỏi vùng
có dịch.
Nguồn tin: baolangson.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự