Là tỉnh giáp biên, nằm ở cửa ngõ phía đông bắc Tổ quốc
nơi có con đường huyết mạch, quốc lộ 1A nối từ Bắc chí Nam; tuyến đường sắt
xuyên Á, liên vận quốc tế Việt Nam- Trung Quốc; nằm trên vành đai kinh tế Nam
Ninh, Quảng Tây, (Trung Quốc)- Lạng Sơn - Hà Nội- Quảng Ninh- Hải Phòng (Việt
Nam).
Do có vị trí rất thuận lợi cho giao thương quốc tế, nên từ những năm đầu
1990 của thế kỷ trước, khi bước vào mở cửa, hội nhập các cửa khẩu của Lạng Sơn
đã trở thành nơi trung chuyển, giao lưu hàng hoá giữa các tỉnh trong nước với Trung
Quốc.
Từ đó đến nay, hàng năm bình quân có hơn một nghìn doanh nghiệp tham gia hoạt
động xuất nhập khẩu (XNK), làm cho các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch ở
các khu KTCK ở Lạng Sơn thêm sôi động, nhộn nghịp.
Chủ tịch UBND tỉnh Vy Văn Thành trao giấy
chứng nhận đầu tư tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng
Sơn.
Qua từng năm, tổng kinh ngạch XNK qua biên giới luôn
tăng dần, cụ thể năm 2001, kim ngạch XNK chỉ đạt 500 triệu USD, thì đến năm
2008 tổng kim ngạch đạt hơn 1.489 triệu USD. Đặc biệt năm 2009 mặc dù ảnh hưởng
nặng nề của suy thoát kinh tế toàn cầu, nhưng kim ngạch XNK qua địa bàn tỉnh vẫn
đạt 1.777 triệu USD, tăng 5% so cùng kỳ.
Các phương thức mua bán, trao đổi hàng
hoá dịch vụ, thông dụng trong quan hệ thương mại quốc tế đều được áp dụng tại
các cửa khẩu như: hàng trao đổi, tạm nhập tái xuất... Vì thế, kinh tế cửa khẩu
đã có tác động lớn đối với thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất,
xây dựng cơ bản, hàng tiêu dùng thiết yếu, nhất là khu vực nông thôn, nhiều loại
hàng hoá nông sản phẩm, trong nước được xuất khẩu đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở nhiều địa phương.
Sôi động nhất là tại Khu KTCK Tân Thanh (Văn Lãng),
hiện nay có hơn 300 doanh nghiệp tư nhân, chi nhánh, văn phòng đại diện trong
nước và nước ngoài tham gia hoạt động XNK, ngoài ra còn có hàng nghìn hộ kinh
doanh thương mại, dịch vụ tại cửa khẩu này.
Trước những triển vọng đó tháng 4 năm 2008, Thủ tưởng
Chính phủ có Quyết định số 55/2008/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án Khu KTCK Đồng Đăng -
Lạng Sơn, với tổng diện tích hơn 394 km2, bao gồm: toàn bộ TP Lạng Sơn, thị trấn
Đồng Đăng, thị trấn Cao Lộc và một số xã của huyện Cao Lộc, Chi Lăng, Văn Lãng
và Văn Quan.
Mục tiêu chính là xây dựng và phát triển Khu KTCK Đồng Đăng- Lạng
Sơn, trở thành vùng kinh tế động lực chủ đạo, phát triển đô thị, công nghiệp, thương
mại và dịch vụ, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Ngay sau khi có
Quyết định 55, của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị xúc
tiến đầu tư vào Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn, tại hội nghị đại diện các Bộ,
Ban ngành T.Ư, tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty, doanh nghiệp đã được tỉnh
trao giấy chúng nhận ký thoả thuận đầu tư 10 dự án, với tổng vốn đầu tư hơn 10
nghìn tỷ đồng Việt Nam.
Đến hết 2009, đã có 7 nhà đầu tư triển khai thi công, với
tổng mức đầu tư hơn 2 nghìn tỷ đồng Việt Nam, những dự án cụ thể như: khu
thương mại dịch vụ II cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, bãi đỗ xe...
Tuy nhiên, qua con số thống kế của tỉnh, năm 2009, tỉnh mới cấp giấy phép chứng nhận đầu tư mới cho 36 dự án, với vốn đầu tư đạt 3.266 tỷ đồng, trong đó có hai dự án đầu tư nước ngoài trực tiếp. Thực tế cho thấy hầu hết các dự án đầu tư vào các Khu KTCK ở Lạng Sơn chủ yếu là vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, chưa có các dự án lớn về công nghiệp, chế biến nông sản phẩm, kho dự trữ, bảo quản...
Vì vậy, một số hàng hoá nông sản phẩm, chủ yếu xuất thô, thường
bị tư thương nước ngoài ép cấp, ép giá... Ông Hà Hồng, Phó Ban quản lý Khu KTCK
cho biết: tỉnh luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư vào Khu KTCK
Đồng Đăng – Lạng Sơn, nhưng do một số nguyên nhân khiến sức thu hút đầu tư của
ta còn thấp, số lượng doanh nghiệp trong năm qua đến đầu tư chưa cao.
Qua tìm
hiểu được biết, hiện ở cửa khẩu Tân Thanh có có 23 dự án đầu tư, nhưng mới có
50% dự án được triển khai, trong đó có nhiều doanh nghiệp lập dự án xây dựng
lên nhưng chẳng biết làm gì... Cốt lõi của vấn đề này nằm ở chỗ là công tác di
dân tái định cư đối với người dân nằm trong vùng quy hoạch dự án Khu kinh tế chậm
đã ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án.
Ông Hà Hồng cho biết thêm, khó khăn về vốn để xây dựng
cơ sở hạ tầng của Khu KTCK cũng khiến công tác thu hút đầu tư kém đi. Như chúng
ta đã biết, từ năm 2004 đến nay, các Khu KTCK không còn được hưởng sự ưu đãi
theo Quyết định 748/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (năm 1997) về cơ chế, chính
sách phát triển Khu KTCK nữa.
Chính vậy nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng
khu cửa khẩu chậm hoàn thành. Trong khi đó, nguồn thu chủ yếu của địa phương từ
XNK lại phải giao về Trung ương. Nguồn thu thuế nội địa hàng năm cũng chỉ đạt ở
ngưỡng 550 - 600 tỷ đồng (năm 2009 là trên 520 tỷ đồng). Vì nguồn thu hạn hẹp
nên thời gian qua, tỉnh phải tạm đình, hoãn, dãn nhiều công trình, gây ảnh hưởng
lớn đến môi trường đầu tư vào các khu KTCK.
Năm 2009, từ nguồn vốn hỗ trợ theo
mục tiêu đầu tư Khu KTCK, tỉnh mới được T.Ư bố trí hơn 60 tỷ đồng, cho 28 dự
án, chủ yếu cho các dự án quy hoạch, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng cơ sở
ở cửa khẩu Hữu Nghị...
Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn sẽ tạo động lực để Lạng
Sơn phát triển kinh tế một cách bền vững và lâu dài, chính vậy, Lạng Sơn cần phải
tạo ra một cơ chế đặc thù thì mới đẩy mạnh việc thu hút đầu tư, và đây là công
tác trọng yếu của sự phát triển khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn.
Nguồn tin: baolangson
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự