Lộc Bình: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thứ ba - 18/05/2010 03:02
Với trên 60% dân số trong độ tuổi lao động, huyện Lộc Bình đã quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hiệu quả là thông qua các lớp học nghề, nhiều học viên đã mạnh dạn mở rộng qui mô kinh tế gia đình, mở xưởng sửa chữa phục vụ bà con trong vùng, tạo thu nhập ổn định cho gia đình.

Nhìn chung các lớp đào tạo nghề tại địa bàn đều phát huy hiệu quả. Minh chứng cụ thể là người dân ngày càng tích cực, chủ động và mạnh dạn chuyển đổi ngành nghề, đưa cây con giống mới cho năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của huyện.

Các chỉ tiêu kinh tế đều có sự tăng trưởng đáng kể, như năm 2009, GDP tăng 9,69% so với năm 2008. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng/ người/ năm. Nói về công tác đào tạo nghề, chị Lý Thị Thuỷ, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Lộc Bình vui mừng cho chúng tôi biết như vậy.

Hiện nay số người trong độ tuổi lao động tại huyện Lộc Bình chiếm trên 60% dân số, sản xuất nông nghiệp lại là một trong những thế mạnh, chính vì vậy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được lãnh đạo huyện đặc biệt quan tâm. Huyện đã xây dựng Trung tâm Dạy nghề và ngân sách hoạt động được phân bổ từ chương trình mục tiêu quốc gia.

Hàng năm, công tác đào tạo nghề luôn được xây dựng kế hạch cụ thể về nội dung đào tạo cũng như việc qui định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan liên quan. Trong đó, công tác tuyên truyền thường xuyên được tăng cường, thông qua các tổ chức hội, trưởng thôn, trưởng bản…

Đa số người dân đều nhận thức được tầm quan trọng của việc học nghề, vì vậy, các lớp học đều được hưởng ứng nhiệt tình. Hàng năm, trên 500 lao động địa phương được tham gia học tập tại các lớp dạy nghề, ngoài ra còn có khoảng 400 lao động học nghề tại các địa phương khác. Năm 2009, huyện đã mở được 17 lớp đào tạo kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thú y, trồng nấm, điện dân dụng, sửa chữa xe máy, cơ khí nông nghiệp…

 

Thanh niên học sửa chữa xe máy tại Trung tâm dạy nghề công đoàn - LĐLĐ tỉnh

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đông đảo người dân tham gia là sự nỗ lực rất lớn của Phòng Lao động, Thương binh và xã hội huyện cùng các cơ quan liên quan trong việc trực tiếp đi tìm hiểu nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Qua đó, đã tổ chức mở lớp tại nhiều thôn bản tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc học nghề. Nắm được kiến thức trồng trọt, chăn nuôi nhiều phụ nữ đã không ngần ngại mở rộng qui mô sản xuất. Trước đây, mỗi khi máy nông cụ hỏng, gặp sự cố, nông dân phải bỏ cả buổi cày đi tìm thợ đến sửa, thậm chí còn phải khiêng cả máy đến xưởng sửa chữa.

Từ khi được học các lớp sủa chữa máy nông cụ, học viên đã biết tự khắc phục, sửa chữa khi máy gặp sự cố, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Với những hiểu biết cơ bản về động cơ xe máy, cộng thêm kiến thức thông qua các lớp dạy nghề sủa chữa xe máy do Trung tâm Dạy nghề huyện Lộc Bình đào tạo, hai bố con ông Hà Văn Tân, thôn Khòn Quanh, xã Sàn Viên đã mở được một xưởng sửa chữa xe máy phục vụ bà con trong xã và cho thu nhập ổn định.

Hay như ông Hoàng Văn Tân, thôn Bản Mới B, xã Sàn Viên cũng mở xưởng sửa chữa xe máy và máy nông cụ, tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với thu nhập trên 1 triệu đồng/ người/ tháng.  

Trong năm 2010, mặc dù chưa có kinh phí nhưng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Lộc Bình đã tổ chức 4 lớp đào tạo tin học, sửa chữa xe máy, nghề nông nghiệp tại 3 xã Vân Mộng, Minh Phát, Ái Quốc kịp thời phục vụ nhu cầu học tập của người dân.

Với lợi thế đã xây dựng được Trung tâm Dạy nghề, sự nhiệt tình hưởng ứng của người dân trong thời gian tới, phòng sẽ tiếp tục mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm tăng cường kiến thức, kinh nghiệm để người dân áp dụng vào thực tế sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao.

Nguồn tin: baolangson.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây