Các mặt hàng xuất, nhập khẩu diễn ra ở cửa khẩu Tân
Thanh chủ yếu là hàng nông sản, hàng tạp hóa, các sản phẩm gốm sứ...Cùng với sự
phát triển nhộn nhịp trong hoạt động giao thương cộng với quá trình đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng đang làm cho nguy cơ ô nhiễm môi trường tại các cửa khẩu có
chiều hướng tăng dần.
Rác thải ứ đọng tại cửa khẩu Tân Thanh.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Việt Đức, Trưởng phòng quản lý hạ tầng Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, hiện nay trong số các cửa khẩu có hoạt động giao thương sôi động thì tình trạng ô nhiễm môi trường tại cửa khẩu Tân Thanh là đáng báo động nhất. Hiện nay, lượng rác thải trung bình khoảng trên dưới 20m3 ngày, chủ yếu là bao bì hàng hóa, sản phẩm nông sản bị hư hỏng không tiêu thụ được...
Trong khi đó, công tác thu gom rác thải
chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế, nhất là vào những ngày cuối tuần khi
lượng khách du lịch tới mua sắm tại cửa khẩu tăng đột biến lượng rác tồn đọng lớn
gây mất mỹ quan tại khu vực cửa khẩu.
Một bất cập trong quá trình đầu tư xây dựng
hạ tầng cửa khẩu Tân Thanh chính là chưa quy hoạch được những khu vực tập kết
rác thải, dẫn đến tình trạng thuận đâu tập kết rác ở đó đang là một thực tế tại
cửa khẩu Tân Thanh hiện nay. Để giải quyết vấn đề rác thải tại cửa khẩu Tân
Thanh, Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đang xây dựng đề án,
tổ chức quản lý công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và thu phí tại khu
vực cửa khẩu Tân Thanh huyện Văn Lãng.
Nguy cơ ô nhiễm môi trường không chỉ ở
khu vực cửa khẩu Tân Thanh mà còn ở các cửa khẩu như cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị,
cửa khẩu Chi Ma, vấn đề ô nhiễm môi trường tuy ở mức độ khác nhưng phức tạp không
kém. Theo ông Nguyễn Đình Duyệt, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường thuộc
Sở Tài nguyên môi trường Lạng Sơn đánh giá, tình trạng các mặt hàng hóa chất,
thuốc bảo vệ thực vật được nhập lậu qua các cửa khẩu chính ngạch và tiểu ngạch
tại Lạng Sơn hiện nay đang gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình
phát hiện và xử lý.
Nhất là đối với mặt hàng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật nhập
lậu hiện các cơ quan chức năng đang rất vướng về kho chứa và phương pháp tiêu hủy
các sản phẩm này. Không những vậy một số mặt hàng phế thải công nghiệp cũng được
vận chuyển vào Việt Nam qua cửa khẩu ở Lạng Sơn theo hình thức tạm nhập tái xuất
cũng đang có diễn biến phức tạp.
Trong thời gian qua các cơ quan chức năng như
lực lượng Cảnh sát môi trường, Đội quản lý thị trường các huyện, Công an thành
phố đã phát hiện hàng chục vụ vận chuyển các loại hàng lậu trên, đây cũng là nguyên
nhân khiến cho thực trạng môi trường các cửa khẩu ở Lạng Sơn bị ô nhiễm.
Ngoài
ra, hoạt động buôn bán vận chuyển gia cầm các sản phẩm từ gia súc gia cầm trái
phép ngày càng tăng, khối lượng bắt giữ và tổ chức tiêu hủy đối với mặt hàng
này hàng năm lên tới hàng trăm tấn, đang là gánh nặng không những cho ngân sách
nhà nước mà còn là hiểm họa đối với môi trường tại Lạng Sơn.
Hiện Lạng Sơn đang đẩy nhanh thực hiện đầu tư xây dựng
vào khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, do vậy nhất thiết trong quá trình
xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vấn đề bảo đảm vệ sinh môi trường tại các cửa
khẩu cần đi trước một bước.
Hiện xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra
sôi động, quá trình giao thương hàng hóa qua các cửa khẩu ngày càng tăng và sẽ
không tránh khỏi bị các doanh nghiệp, tổ chức lợi dụng nhằm đưa hàng phế thải
công nghiệp vào nước ta bằng nhiều hình thức.
Do vậy, các ngành chức năng thực
hiện các nhiệm vụ tại các cửa khẩu cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát và phòng
ngừa từ xa đối với lĩnh vực này. Có như vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các
cửa khẩu mới hy vọng được kiểm soát.
Nguồn tin: baolangson
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự