“Cú hích” Quốc
lộ 4B
Trong gần 1 năm qua, thị trấn Lộc Bình là một công trường
lớn với sắt thép gạch ngói, đá, cát sỏi và... lầy, bụi. Có đến gần 1/3 số hộ
trong thị trấn chịu ảnh hưởng do công tác giải phóng mặt bằng, nên đời sống và sinh
hoạt của người dân cũng có nhiều xáo trộn. Mặc dù tiến độ rất chậm, song quốc lộ
mới định hình đến đâu, người dân xây hoặc tu sửa nhà đến đó. Một không khí đổi
mới mạnh mẽ trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đang lan từ khu vực bị giải tỏa
đến các khu dân cư nội thị vốn yên tĩnh với những ngôi nhà “ống” tường cao, cửa
bé tí tẹo, mái ngói âm dương...
Chỉ tay vào ngôi nhà 3 tầng sơn vàng tươi mới, một người
dân nói với chúng tôi, nhà nước mở rộng nâng cấp đường, cũng tạo cơ hội cho người
dân thoát khỏi cảnh mấy thế hệ phải chịu ở ngôi nhà lụp sụp vì phải chờ... quy
hoạch và “vốn” từ nguồn đền bù. Nhưng cũng có người “cự” lại “ông được ngót tỷ
mới làm được chứ nhà tôi chỉ có vài trăm triệu, mà lại phải tu sửa chắp vá, tốn
kém quá; khi gần xong, “nhìn” vào vốn làm ăn của vợ, đã vơi đi quá nửa...”. Cho
dù thế nào, thì việc mở rộng nâng cấp Quốc lộ 4B đoạn qua thị trấn cũng là cơ hội
để người dân đổi đời, có nơi ở mới khang trang hơn hẳn nơi ở cũ mà họ phải chịu
đựng bao nhiều năm trời.
Những ngôi nhà mới ở thị trấn huyện Lộc
Bình.
Thấy “mặt tiền” thị trấn đổi mới từng ngày, nhân dân
các khu nội thị, khu “phố cổ” cũng thi nhau “đập cũ, xây mới”. Những gia đình
được thuê nhà thì sửa chữa, những gia đình được mua nhà thì đập đi xây lại. Khu
bờ sông, phố chợ vốn “tăm tối” chật hẹp là vậy, mà giờ đây cũng đã và đang
“sáng” dần.
“Cú hích” Quốc lộ 4B cũng là tiền đề để thị trấn tăng
cường cơ sở hạ tầng công cộng, lập lại trật tự kỷ cương trong việc kiểm tra giấy
phép xây dựng, mở mang, “cứng hóa” giao thông, chợ, nhà văn hóa, sân bãi TDTT.
Ngoài tuyến đường 4B do Trung ương đầu tư, vốn ngân sách huyện cũng đã thi công
một số đoạn đường nhánh; các tuyến liên khu liên gia được nhân dân tích cực
đóng góp vốn, nhân công và xin thêm tiêu chuẩn cấp xi măng cho “cứng hóa”.
“Nâng tầm” ý
thức
Nhận thức được tầm quan trọng của quy hoạch, huyện Lộc
Bình đã sớm có quy hoạch tổng thể của thị trấn đến năm 2015. Theo quy hoạch
này, thị trấn sẽ mở rộng sang bên phải dòng Kỳ Cùng. Theo đó, cơ sở hạ tầng
giao thông kèm theo sẽ “ngốn” một số vốn rất lớn. Nhìn vào tấm bản đồ quy hoạch
giao thông của thị trấn giai đoạn 2006-2010 được treo ngay tiền sảnh của trụ sở
UBND, chúng tôi thấy viễn cảnh của một thị trấn hiện đại với những đoạn đường
đôi, đường nhánh, cầu mới, vườn hoa, khu dân cư, trụ sở của các cơ quan đảng,
nhà nước cấp huyện, thị trấn và các công trình công cộng.
Đồng chí Hoàng Vĩnh Hưng,
Chủ tịch UBND thị trấn cho biết “Những “phần việc” đã làm, được huyện chỉ đạo
thực hiện đúng theo quy hoạch; những gì trong “tương lai” đều có quỹ đất dự
phòng, tránh tình trạng người dân tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp để khi thực
hiện dự án lại đòi đền bù theo giá đất ở và công trình kiến trúc”.
Với vị trí trung tâm huyện lỵ, thị trấn được sự chỉ đạo
trực tiếp của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; sự phối hợp giúp đỡ của các phòng
chuyên môn cũng như các ngành chức năng trong việc quản lý và tiến hành chỉnh
trang xây dựng đô thị. Song với chức năng quản lý của mình, UBND thị trấn cũng
tăng cường giáo dục nhân dân ý thức chấp hành các quy định của nhà nước; đồng
thời có các biện pháp cần thiết xử lý theo thẩm quyền các vi phạm, tránh hình
thành những “tiền lệ” xấu.
Như một sự “đau đớn” trong “cơn chuyển dạ”, “công trường”
lớn thị trấn Lộc Bình ngổn ngang hôm nay để có một đô thị đẹp, xứng tầm là
trung tâm của một huyện lớn với cơ cấu kinh tế nông- công nghiệp- xuất nhập khẩu
và dịch vụ du lịch. Vấn đề là ý thức của người dân cần được “nâng tầm” dần cùng
với sự vươn cao của các tòa nhà.
Nguồn tin: baolangson
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự