Chị
Nguyễn Thị Hồng, Trưởng Trạm BVTV thành phố Lạng Sơn cho biết: Đây là lần bùng
phát dịch sâu róm hại thông sau 5 năm kể từ năm 2005 với diện tích bị nhiễm
trong những ngày cuối tháng 8/2009 là 100 ha, mật độ nhẹ từ 50-100 con/cây,
nặng từ 200-300con/cây như rừng thông ở thôn Pò Luông (phường Đông Kinh), thôn
Phai Duốc (xã Mai Pha).
Có nơi mật độ lên đến 500 con/cây, thậm chí cục bộ 1000
con/cây như rừng thông của Công ty Cổ phần giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc. Ngay
sau khi phát hiện, ngày 3/9/2009, Trạm BVTV thành phố đã ra thông báo về tình
hình dịch sâu róm hại thông gửi UBND các xã, phường có rừng thông trên địa bàn.
Đồng thời, báo cáo Chi cục BVTV tỉnh đề nghị cấp thuốc, máy phun để dập dịch.
Sau khi gửi thông báo, đơn vị thường xuyên liên lạc với các địa phương kiểm tra
việc triển khai, thống kê diện tích rừng bị nhiễm dịch để có biện pháp phòng
trừ kịp thời. Các xã, phường đều đã thông báo tình hình dịch sâu róm hại thông
đến từng chủ rừng.
Thành phố Lạng Sơn hiện có khoảng 800 ha rừng, tập trung chủ yếu ở 3 xã ngoại thành.
Trong 5 phường thì 4 phường có rừng thông nhưng diện tích không đáng kể. Ngày
3/9/2009, Trạm BVTV đã tiến hành phun thuốc dập dịch tại rừng thông của Công ty
Cổ phần giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc và một số hộ dân.
Tổng diện tích được
phun phòng trừ là 25 ha. Trạm đã sử dụng thuốc sinh học để bảo vệ môi trường,
sức khoẻ người phun. Đồng thời, sử dụng máy phun động cơ với ưu điểm như: thuốc
được phụt ra mạnh, bay cao 12m, diện phủ rộng nên hiệu quả đạt rất cao. Sau khi
phun vài ngày, qua kiểm tra cho thấy mật độ sâu giảm rõ rệt.
Tuy nhiên, có một thực tế là: tổng diện tích rừng bị nhiễm trong những ngày cuối
tháng 8/2009 là 100 ha thì đến nay, thành phố mới phun thuốc phòng trừ được 25
ha. Diện tích rừng được phun quá ít so với diện tích bị nhiễm, trong khi dịch
sâu róm hại thông bùng phát lần này không chỉ ở những rừng thông đã trồng được
5-6 năm tuổi như trước đây mà ngay cả rừng thông 2-3 năm tuổi cũng bị nhiễm
dịch.
Việc phòng trừ khẩn trương, hiệu quả là rất quan trọng. Vì nếu không dập
dịch kịp thời, khi hết chu kỳ, sâu non sẽ vào nhộng rồi ra bướm, đẻ trứng và
lại sinh ra sâu non, mỗi con sâu đẻ tới vài trăm trứng nên số lượng sâu sẽ tăng
theo cấp số nhân, việc dập dịch sẽ càng trở nên khó khăn.
Hiện nay, cơ quan chức năng, cấp uỷ, chính quyền địa phương đều rất nỗ lực trong
công tác dập dịch như: ngày 11/10/2009, xã Mai Pha đã tổ chức hội nghị lồng
ghép thông báo, tuyên truyền về tác hại của sâu róm hại thông, cách phòng trừ
và cấp phát tờ rơi cho 200 người tham dự.
Tuy vậy, một số nơi mặc dù đã được
thông báo, tuyên truyền, vận động nhưng các chủ rừng một mặt khá thờ ơ với
dịch, mặt khác chi phí mua thuốc, công phun đang là điều mà họ quan tâm. Bởi
tiền thuốc cho 1 ha rừng là khoảng 300 nghìn đồng, chưa tính công phun. Nếu gia
đình nào có đến 10 ha rừng thông thì chi phí cho việc dập dịch là rất lớn.
Chính vì vậy, mà diện tích rừng được phun thuốc phòng trừ đạt rất thấp.
Trong
khi đến nay, tổng diện tích rừng bị nhiễm đã tăng lên gần 200 ha, trong đó có 35
ha đã bị nhiễm nặng cần được diệt sâu khẩn trương, kịp thời. Nhiều diện tích
rừng đã bị sâu tàn phá chỉ còn thân cây trơ trọi. Trước thực tế trên, cùng với
việc tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu được tác hại của dịch, từ đó
tích cực phòng trừ thì tỉnh cần có chính sách miễn hoặc giảm tiền thuốc BVTV.
Đồng thời, ngành chức năng, chính quyền địa phương cần có cách tính ngày công
phun thuốc hợp lý nhằm giảm bớt gánh nặng về tài chính cho các chủ rừng. Có như
vậy, công tác dập dịch mới thực sự đem lại hiệu quả.
Nguồn tin: baolangson
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự