Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính toàn quốc lần thứ 3

  •   27/08/2009 10:22:56 AM
  •   Đã xem: 963
  •   Phản hồi: 0
Tối hôm qua (24/8), tỉnh Bắc Cạn long trọng tổ chức khai mạc liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính toàn quốc lần thứ 3. Then có nghĩa là trời. Hát then là loại dân ca mang nặng màu sắc tín ngưỡng dân tộc với hình thức diễn xướng tổng hợp, sử dụng cả hát múa, diễn trò. Đó là điệu hát của thần tiên truyền lại. Sau Thái Nguyên và Cao Bằng, tỉnh Bắc Kạn đăng cai tổ chức liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính toàn quốc lần thứ 3. Liên hoan lần này thu hút 11 đoàn với 305 diễn viên, nghệ nhân tham gia.

Nhà bia Thủy Môn Đình nguy cơ bị lãng quên

  •   04/07/2009 08:32:34 PM
  •   Đã xem: 1747
  •   Phản hồi: 0
Nhà bia Thủy Môn Đình là một di tích có nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Hiện di tích nằm ở vị trí đầu đường vào thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Nếu tính theo chiều từ thành phố Lạng Sơn lên thì di tích nằm ở bên phía tay phải, cách mặt đường 1A chưa đầy 50m. Bia Thủy Môn Đình là một tấm bia cổ, có niên hiệu Cảnh Trị thứ 18 (1670) ghi công của Hữu Đô Đốc Thao Quận công Nguyễn Đình Lộc, có công trạng, sự nghiệp gắn liền với vùng đất, quê hương Xứ Lạng.

Ải Chi Lăng

  •   13/06/2009 10:02:43 PM
  •   Đã xem: 1173
  •   Phản hồi: 0
Vị trí: Thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn trên quốc lộ 1A từ Hà Nội đi Lạng Sơn. Đặc điểm: Với quy mô hoành tráng, đồ sộ, địa thế hiểm yếu, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành của Thăng Long xưa kia trước những cuộc viễn chinh của quân xâm lược phương Bắc.

Người trẻ đổ xô đi chợ tình Pác Khuông, Lạng Sơn

  •   02/05/2009 09:18:02 AM
  •   Đã xem: 1232
  •   Phản hồi: 0
Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, phiên chợ tình này thu hút hàng trăm trai làng, gái bản ở tám xã phía Tây của huyện Bình Gia (Lạng Sơn) cùng rất nhiều bạn trẻ từ Hà Nội, thành phố Lạng Sơn hay tin vượt núi, đồi về tham dự. Chợ tình Pác Khuông (xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia) nổi tiếng bấy lâu và mỗi năm tổ chức một lần nhằm vào ngày mồng ba tháng tư âm lịch. Chợ kéo dài từ chiều 26 đến hết ngày 28.4.

“Lạc giữa” Động Song Tiên

  •   16/04/2009 06:28:04 AM
  •   Đã xem: 1024
  •   Phản hồi: 0
Động Song Tiên - Chùa Tiên - Giếng Tiên là một di tích tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Di tích hiện nằm trên địa bàn phường Chi Lăng, Thành phố Lạng Sơn. Nơi đây đã và đang trở thành một điểm thăm quan, du lịch đầy ý nghĩa cho du khách có dịp ghé thăm Xứ Lạng.

Hang Thẩm Khuyên

  •   26/03/2009 09:04:03 PM
  •   Đã xem: 1379
  •   Phản hồi: 0
"Ai về quê em Bình Gia yêu mến, có rừng núi cao, đất hồi thơm, gỗ chè nhiều". Lời hát thiết tha, khiêm nhường và lắng sâu trong lòng những người con của Bình Gia (Lạng Sơn) như­ vẫy gọi, mời chào chúng tôi và du khách đến với Bình Gia, một trong những xứ sở của hoa hồi, bốn mùa quả ngọt hoa thơm, ngắm cảnh đẹp thiên nhiên của một vùng núi cao, mây trắng sớm chiều che phủ những nếp nhà sàn khói lam vương vấn mỗi buổi hoàng hôn, tạo nên vẻ đẹp kỳ ảo nên thơ của vùng đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao.

Phố chợ Kỳ Lừa xưa và nay

  •   03/03/2009 11:19:14 PM
  •   Đã xem: 1638
  •   Phản hồi: 0
Nói đến Lạng Sơn không ai là không nhắc tới địa danh Kỳ Lừa. Cũng dễ hiểu về điều này, vì nơi đây từ lâu đã đi vào thơ ca. “ Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”. Tuy nhiên, cái tên “Kỳ Lừa” xuất phát từ đâu thì có thể còn là điều mà nhiều du khách chưa được biết… Về tên gọi Kỳ Lừa, cho đến nay vẫn chưa có một cách giải thích nào cho thật vẹn nghĩa. Mà, chủ yếu vẫn dựa vào các tích của dân gian truyền lại.

Lễ hội Đầu pháo Kỳ Lừa – Đền Tả Phủ thành công tốt đẹp

  •   23/02/2009 07:20:36 AM
  •   Đã xem: 1389
  •   Phản hồi: 0
Lễ tranh Đầu pháo của Lễ hội Đầu pháo Kỳ Lừa – Đền Tả Phủ (thành phố Lạng Sơn), ngày 27 tháng Giêng năm Kỷ Sửu (tức ngày 21/2/2009) diễn ra trong tiết trời hơi mưa phùn và se lạnh. Tuy thời tiết không mấy thuận lợi, song vẫn thu hút được rất đông đảo các tầng lớp và du khách gần xa về dự. Theo lệ, ngày 27 tháng Giêng, đầu pháo sẽ được rước ra trước cửa Đền Tả Phủ đốt để cho những người dự hội tranh cướp. Nghi lễ đốt và tranh đầu pháo chính là điểm nhấn, đặc trưng, cùng với nghi lễ rước kiệu Thần qua các dãy phố của Hội Kỳ Lừa (diễn ra từ ngày 22 – 27 tháng Giêng hàng năm).

Những hình ảnh về lễ hội Đền Kỳ Cùng

  •   16/02/2009 08:01:04 AM
  •   Đã xem: 1517
  •   Phản hồi: 0
LSO-Sáng nay, 22 tháng Giêng năm Kỷ Sửu (tức ngày 16/2/2009), lễ hội truyền thống Đền Kỳ Cùng ( phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn) đã tưng bừng khai mạc, thu hút đông đảo đại biểu, các tầng lớp nhân dân và du khách gần xa về dự. Khai mạc lễ hội được tổ chức long trọng với những tiết mục văn nghệ vui tươi, ý nghĩa, đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc Xứ Lạng.

Tháng lễ hội ở Lạng Sơn: Cơ hội để kích cầu du lịch

  •   12/02/2009 08:44:30 AM
  •   Đã xem: 1353
  •   Phản hồi: 0
LSO-Khoảng 300 nghìn lượt khách du lịch đã đến với Lạng Sơn trong hơn 1 tháng đầu năm 2009, và ước hết tháng 2 con số đó sẽ tăng lên hơn 500 nghìn lượt - đạt gần 1/3 chỉ tiêu kế hoạch cả năm. Số lượt khách tăng cao chính là nhờ vào sự hút khách từ các lễ hội, và đây cũng chính là “điểm nhấn” quan trọng để ngành du lịch Lạng Sơn tính đến việc kích cầu du lịch. “

Nô nức lễ hội “Lồng Tồng” làng Khòn Lèng

  •   11/02/2009 08:35:59 AM
  •   Đã xem: 1307
  •   Phản hồi: 0
Đã thành thông lệ, ngày 16 tháng giêng Xuân Kỷ Sửu (tức ngày 10/2/2009), bà con nhân dân làng Khòn Lèng (phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn) lại nô nức tổ chức Lễ hội “Lồng Tồng” (Xuống đồng) để cầu mùa; cầu cho năm mới mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, quốc thái dân an, “nhân khang, vật thịnh”…Lễ hội đã tạo được ấn tượng tốt đẹp và dư âm sâu sắc trong đông đảo công chúng. Chúng tôi đã cảm nhận được trong ánh mắt, nụ cười của mỗi người đều như ánh lên sự vui tươi, phấn khởi để bước vào một mùa xuân mới nhiều may mắn và thành công.

Trẩy hội xuân Pác Mòng

  •   01/02/2009 03:32:47 AM
  •   Đã xem: 1457
  •   Phản hồi: 0
Theo khảo sát của Sở Văn hoá- Thông tin tỉnh Lạng Sơn, trong dịp xuân có tới trên 260 lễ hội dân gian với quy mô lớn nhỏ được tổ chức liền kề nhau giữa các bản làng... “Áo em thêu chỉ biếc hồng/ Mùa xuân ngày hội lồng tồng áo hoa”. Hội Pác Mòng được coi là một lễ hội lớn thu hút nhiều người đến dự và là khởi nguồn cho mạch nguồn của các lễ hội. Hội Pác Mòng được tổ chức vào ngày mùng 5 Tết hàng năm tại xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn. Hội Pác Mòng gắn liền với nét đặc sắc văn hoá của lễ hội Lồng Tồng (hội xuống đồng) - lễ hội của người Tày, Nùng khởi đầu mùa gieo trồng mới.

Tết này ở xứ Lạng: Bánh Slacao và Khẩusli

  •   24/01/2009 12:03:44 AM
  •   Đã xem: 1316
  •   Phản hồi: 0
Bà con các dân tộc ở Lạng Sơn đang hối hả làm những chiếc bánh truyền thống của mình, Slacao và Khẩusli, để kịp đón Tết Kỷ Sửu. Người Tày, Nùng mổ lợn, gói bánh chưng, người Kinh, người Hoa tíu tít giã gạo, xay bột làm bánh Slacao. Nghệ nhân Hoàng Choóng ở huyện Văn Lãng giới thiệu, đón tết cổ truyền mà không có bánh Slacao thì coi như không phải tết. Bánh này làm bằng bột nếp nương, rang kỹ thành gạo bỏng rồi xay mịn. Sau khi cho vào hai khúc mía gọt vỏ, cho thêm đậu xanh, thịt mỡ tẩm đường và vừng đen đem ủ kỹ một đêm thì được ăn.

Dân dã hương vị lê Xứ Lạng

  •   22/01/2009 07:54:55 PM
  •   Đã xem: 1181
  •   Phản hồi: 0
Như được trời phú nên đất đai, khí hậu của Lạng Sơn rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây ăn quả. Có thể nói, Lạng Sơn bốn mùa cây trái tốt tươi, “mùa nào, thức nấy” là không ngoa một chút nào. Nào là Đào Mẫu Sơn, Mận Thất Khê, Lê Tràng Định, Quýt Bắc Sơn, Hồng Bảo Lâm, Na Chi Lăng,… tất cả đã có “thương hiệu”. Mùa này, Lạng Sơn đang là mùa chín rộ của các loại quả như: đào, mác mật, lê… Trong một thị trường vô cùng phong phú về chủng loại trái cây được nhập từ các tỉnh phía Nam, nhập khẩu từ nước bạn Trung Quốc về thì những loại trái cây nội tỉnh trên thực sự là những loại trái cây đặc trưng cho vùng đất Xứ Lạng.

Hội Đầu Pháo Kỳ Lừa

  •   22/01/2009 07:52:21 PM
  •   Đã xem: 1219
  •   Phản hồi: 0
Hằng năm, vào dịp đầu xuân, bắt đầu từ ngày 22 đến 27 tháng giêng (âm lịch) tại thị xã Lạng Sơn lại diễn ra lễ hội Đầu pháo Kỳ Lừa với quy mô, hình thức và nội dung phong phú như múa sư tử, chơi cờ người, đặc biệt là trò chơi cướp đầu pháo và rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ và quay lại. Sở dĩ nội dung rước kiệu được coi là nội dung chính; quan trọng và hấp dẫn nhất, vì theo truyền thuyết sự việc trên có mối quan hệ mật thiết với nhau giữa đền Kỳ Cùng và đền Tả Phủ. Theo lịch sử ghi lại đền Tả Phủ được xây dựng từ năm Chính Hòa thứ 4 (1683) để thờ viên tướng thời Hậu Lê là Thân Công Tài - chức Tả đô đốc Hán quận công, vì thế nhân dân địa phương ngày xưa quen gọi là đền Tả Phủ.

Cây đàn Tính và lời hát Then

  •   22/01/2009 07:45:47 PM
  •   Đã xem: 3175
  •   Phản hồi: 0
Từ bao đời nay, cây đàn Tính và lời hát then đã đi vào đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng. Ở hầu hết các tỉnh miền núi đông bắc như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên... đều có những nghệ sĩ dân gian mang cây đàn giản dị, đi khắp bản trên, xóm dưới hát cho mọi người nghe. Tiếng đàn ngân nga, dìu dặt, đưa tâm hồn cả người già, người trẻ, con gái, con trai vào trạng thái bồng bềnh, chơi vơi, mơ màng, huyền ảo... ấy là tiếng đàn Tính và lời hát Then, đã cất lên thì không mắt nào nhắm nổi, không tai nào có thể làm ngơ.

Đền Kỳ Cùng - Lạng Sơn

  •   22/01/2009 07:41:49 PM
  •   Đã xem: 2242
  •   Phản hồi: 0
Đối với du khách đến thành phố Lạng Sơn hành hương, du lịch thì hầu như đều biết đến di tích đền Kỳ Cùng. Bởi, di tích này không chỉ có cảnh trí hữu tình mà còn nổi tiếng về sự linh thiêng… Đền Kỳ Cùng nằm ở phía Bắc cầu Kỳ Cùng, có kiến trúc kiểu chữ Đinh, mặt quay về hướng Nam, nhìn đối diện sang bên kia sông là chùa Thành (Diên Khánh Tự). Nằm ở phường Vĩnh Trại, bên phía bờ bắc sông Kỳ Cùng. Đền được coi là nơi linh thiêng, vốn là nơi thờ thần Giao Long (thần sông nước) với nhiệm vụ giữ cho quanh năm mưa thuận gió hòa. Lịch sử của Đền còn gắn với truyện kể về quan lớn Tuần Tranh, được triều đình nhà Trần cử lên trấn thủ ở Lạng Sơn, trong thời gian ở tại Lạng Sơn,

Bắc Lệ, một trong hai ngôi đền thờ Mẫu nổi tiếng miền Bắc

  •   22/01/2009 07:27:56 PM
  •   Đã xem: 2951
  •   Phản hồi: 0
Bắc Lệ là một ngôi đền cổ thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn. Đền nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi. Không ai biết rõ đền xây dựng vào thời gian nào mà chỉ căn cứ vào văn bia năm 1919 rằng trước đó đền là một am nhỏ thường hay bị hỏa hoạn. Được sự cúng tiến của một mạnh thường quân người Hải Phòng, đền Bắc Lệ được xây dựng thành một ngôi nhà ba gian theo phong cách nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc. Sau này qua nhiều lần tu bổ nhưng ngôi đền vẫn giữ được dáng vẻ cổ truyền kết hợp với các yếu tố hiện đại cùng nhiều di vật cổ: mười chín bức tượng lớn nhỏ làm bằng gỗ mít, hoành phi câu đối chạm trổ tinh tế...

Sự Tích Nàng Tô Thị

  •   22/01/2009 07:24:22 PM
  •   Đã xem: 1497
  •   Phản hồi: 0
Ngày xưa ở trấn Kinh Bắc có một người đàn bà góa chồng từ sớm, ngày ngày đi mò cua bắt ốc để nuôi hai con: một trai, một gái. Trong khi mẹ ra đồng, Tô Văn, đứa con trai độ mười tuổi và Tô Thị, đứa con gái chừng tám tuổi, ở nhà tha hồ đùa nghịch với nhau, không ai ngăn nổi. Một hôm, Tô Văn chơi ném đá, rồi không biết ném thế nào trúng ngay vào giữa đầu em. Tô Thị ngã vật xuống đất, ngất đi, máu ra lênh láng. Tô Văn thấy thế sợ quá, chạy một mạch ra đường, không còn dám ngoái cổ lại. May sao, sau khi xảy ra tai nạn, một bà hàng xóm chạy sang lấy lá thuốc dấu rịt cho Tô Thị, cầm ngay được máu. Ðến khi người mẹ đi mò cua về thì thấy con gái đã ngồi dậy được.

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây